filename
stringlengths
1
96
chunk_index
int64
0
400
content
stringlengths
200
1k
đế quốc nhật bản
8
== Chính trị == === Hiến pháp === Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp được ban hành năm 1889, chính thức trao nhiều quyền hạn chính trị vào tay Thiên hoàng. Tuy nhiên cho đến 1936, từ "Đại Nhật Bản Đế quốc" mới được chính thức sử dụng. Những từ khác để chỉ Nhật Bản lúc bấy giờ gồm có: 日本 Nhật Bản, 大日本 Đại Nhật Bản, 日本國 Nhật Bản Quốc, 日本帝國 Nhật Bản Đế quốc. Trong bản thảo hiến pháp 1946, một năm sau khi đầu hàng, Nhật thiết lập hệ thống chính trị và tên hiệu của nước trở thành: 日本国 Nhật Bản Quốc. == Kinh tế ==
đế quốc nhật bản
9
== Kinh tế == Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mở rộng vòng đai đế quốc, cai quản Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu và vùng Bắc Trung Hoa. Nhật xem vòng đai này là một yếu tố quan trọng để bảo vệ quyền lợi và an ninh, đề phòng các thế lực bên ngoài chận khóa đường biển bóp nghẹt kinh tế của mình. Nhận thức được tài nguyên của mình hạn chế, Nhật ra sức vơ vét tài nguyên từ các thuộc địa để tăng cường quân lực và làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục mở rộng lãnh thổ đế quốc. Sau 1868, kinh tế Nhật Bản tiến triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chú trọng phát triển nông nghiệp để cung cấp cho cải tiến kỹ nghệ. Trong Chiến tranh Nga-Nhật bắt đầu năm 1904, Nhật có 68% dân có việc làm và 38% tổng sản phẩm quốc dân vẫn từ nông nghiệp. Đến giai đoạn thứ nhì trong thập niên 1920 lượng sản xuất kỹ nghệ và mỏ khoáng lên đến 23% GDP so 21% của với sản xuất nông nghiệp. Kỹ thuật giao thông và liên lạc cũng phát triển nhanh để kịp mức tiến của kỹ nghệ. == Quân sự ==
đế quốc nhật bản
10
Vào thời điểm này, các gia tộc kỹ nghệ đại tư bản như Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Yasuda bắt đầu phát triển và nhận thức được sự cần thiết của nguyên liệu và tài nguyên mà Nhật Bản không có sẵn. Quan niệm về xâm lăng nước láng giềng dần dần lớn mạnh với nhiều mục đích: tạo vòng đai quân sự bảo vệ an ninh lãnh thổ Nhật Bản, lấy tài nguyên phát triển kỹ nghệ và tạo thị trường tiêu thụ hàng Nhật. Trong khi đó, các thế lực Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp cũng đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng kinh tế vào châu Á - nhất là Trung Hoa. Nhận thấy nguy cơ thua kém các thế lực "mọi da trắng" ngay trên địa bàn của mình, Nhật Bản ra sức củng cố phát huy kỹ nghệ - đặc biệt là vũ khí quân sự và trong vòng vài năm tạo dựng được một lực lượng quân sự hùng mạnh.
đế quốc nhật bản
11
Araki Sadao là một lãnh tụ khuynh hữu đảng quân phiệt Nhật, từng lãnh đạo Hội Hoạt động Từ thiện Đế quốc (Kōdōha) đối lập với Nhóm Kiểm soát (Tōseiha) của tướng Kazushige Ugaki. Ông gắn liền cổ học Nhật (võ sĩ đạo - bushidō) với chủ thuyết phát xít đang thịnh hành tại châu Âu, đưa đến phong trào hoạt động dưới dạng phát xít Nhật (Quốc xã shōwa). Từ 1932, Nhật Bản lọt vào thế buộc phải đi đến chiến tranh theo hướng dẫn của Araki. Chủ nghĩa độc tài, quân phiệt và bành trướng được chấp nhận như lời giải duy nhất cho tình huống bấy giờ của Nhật Bản và ít có ai lên tiếng phản đối. Trong cuộc họp báo ngày 23 tháng 9 năm 1932, Araki đưa ra khái niệm Kodoha (Đạo đế quốc), gắn liền Thiên hoàng, người Nhật, đất Nhật và tinh thần Nhật vào một khối không thể tách rời. Từ đó nảy ra một loại "giáo đạo" mới tôn sùng Thiên hoàng trong lòng người Nhật.
đế quốc nhật bản
12
Nước Nhật trở thành một công cụ phục vụ cho quân đội và Thiên hoàng Nhật Bản. Gươm Nhật (katana) được đem ra làm phù hiệu cho lý tưởng đế quốc, súng Nambu được dùng để biểu hiện tinh thần cận chiến của quân đội Nhật. Một mơ ước của giới quân phiệt cực hữu là làm sống lại hệ thống Mạc phủ khi xưa, nhưng dưới dạng quân trị hiện đại - nghĩa là Thiên hoàng chỉ là long trọng viên và quyền hạn chỉ huy cả nước nằm trong tay lãnh tụ quân sự với danh nghĩa phụ chính - tương tự như chức Duce của Benito Mussolini ở Ý và quyền Führer của Adolf Hitler ở Đức. Tuy nhiên một số nhà quân sự Nhật thời này ra sức ngăn cản lối suy nghĩ này, quyết giành quyền lực hoàn toàn vào tay Thiên hoàng.
đế quốc nhật bản
13
=== Hải quân === Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cổ: 大日本帝國海軍, kanji mới: 大日本帝国海軍, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản đế quốc hải quân), thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản. == Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất == === Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất ===
đế quốc nhật bản
14
Trước khi tham dự vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi được thành lập sau cuộc Minh Trị Duy tân, Đế quốc Nhật Bản đã tham gia 2 cuộc chiến quan trọng. Cuộc chiến thứ nhất là Chiến tranh Nhật-Trung thứ nhất xảy ra giữa thời kỳ 1894 và 1895. Cuộc chiến này chủ yếu là xung quanh việc tranh giành quyền kiểm soát và ảnh hưởng đối với nhà Triều Tiên. Một cuộc nổi loạn của nông dân đã dẫn tới việc triều đình Triều Tiên thỉnh cầu Trung Quốc gửi quân qua Triều Tiên để ổn định tình hình. Đế quốc Nhật Bản đáp trả bằng cách gửi quân Nhật qua Triều Tiên và dựng nên một triều đình bù nhìn ở kinh đô Seoul. Trung Quốc phản đối, và chiến tranh nổ ra. Quân Nhật đánh bại quân Trung Quốc ở bán đảo Liêu Đông và gần như phá tan hải quân Trung Quốc tại Trận chiến sông Nha Lục. Trung Hoa bị buộc phải ký vào Hiệp ước Shimonoseki, nhường nhiều phần của Mãn Châu và đảo Đài Loan cho Nhật Bản (xem Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản). Hiệp ước cũng thiết lập quyền tối cao của Nhật Bản tại Trung Hoa trong
đế quốc nhật bản
15
Hiệp ước Shimonoseki, nhường nhiều phần của Mãn Châu và đảo Đài Loan cho Nhật Bản (xem Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản). Hiệp ước cũng thiết lập quyền tối cao của Nhật Bản tại Trung Hoa trong 50 năm sau.
đế quốc nhật bản
16
=== Chiến tranh Nga-Nhật === Chiến tranh Nga-Nhật là một cuộc xung đột tranh giành quyền kiểm soát Triều Tiên và một số vùng của Mãn Châu giữa Đế quốc Nhật Bản với Đế quốc Nga xảy ra trong giai đoạn 1904-1905. Cuộc chiến này có ý nghĩa quan trọng do đây là cuộc chiến hiện đại đầu tiên mà một nước châu Á đánh bại một cường quốc châu Âu và đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế nước Nhật trên chính đàn quốc tế. Cuộc chiến được đánh dấu bằng việc Nhật xóa bỏ được quyền lợi của Nga tại Triều Tiên, Mãn Châu và Trung Quốc. Đáng kể là bán đảo Liêu Đông, bị kiểm soát bởi thành phố cảng Lữ Thuận (旅順口, cảng Arthur). Thoạt đầu, trong hiệp ước Shimonseki, cảng Lữ Thuận đã được nhượng cho Nhật.
đế quốc nhật bản
17
Phần này của hiệp ước bị các nước lớn ở phương Tây bác bỏ, cảng được chuyển cho Đế quốc Nga, tăng thêm quyền lợi của Nga trong khu vực. Những quyền lợi này xung đột với quyền lợi của Nhật Bản. Cuộc chiến bắt đầu với một cuộc tấn công bất ngờ của Nhật vào hạm đội Đông Nga đóng ở cảng Lữ Thuận, tiếp theo là Trận Hải chiến cảng Lữ Thuận. Các đơn vị Nga cố gắng trốn chạy đã bị đánh bại thê thảm tại trận chiến Hoàng Hải bởi lực lượng hải quân Nhật do Đô đốc Togo Heihachiro chỉ huy. Một năm sau, hạm đội Baltic của Nga đã đến đây nhưng cũng bị tiêu diệt ở Hải chiến Đối Mã. Tuy đối với Nga, chiến trận trên bộ không có kết quả thảm hại đến như vậy và quân Nga đông hơn người Nhật, 300.000 so với 220.000 nhưng quân đội Nhật đã đánh mạnh hơn nhiều so với đối phương Nga và giành được một lợi thế chính trị mà lợi thế này kết hợp với Hiệp ước Portsmouth được đàm phán với Tổng thống Theodore Roosevelt ở Hoa Kỳ. Kết quả là, đế quốc Nga mất một nửa đảo Sakhalin, cũng như nhiều quyền khai khoáng tại Mãn
đế quốc nhật bản
18
trị mà lợi thế này kết hợp với Hiệp ước Portsmouth được đàm phán với Tổng thống Theodore Roosevelt ở Hoa Kỳ. Kết quả là, đế quốc Nga mất một nửa đảo Sakhalin, cũng như nhiều quyền khai khoáng tại Mãn Châu.
đế quốc nhật bản
20
Nhật Bản tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 theo phe Entente nhân cơ hội Đế quốc Đức đang bận rộn với chiến tranh ở châu Âu và Nhật muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc. Nhật Bản tuyên chiến với Đức ngày 23 tháng 8 năm 1914 và nhanh chóng chiếm những lãnh thổ: Sơn Đông, và Mariana, Caroline và Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương (lúc đó gọi là Tân Guinea thuộc Đức). Trận Thanh Đảo là một cuộc đổ bộ chớp nhoánh vào thuộc địa Giao Châu của Đức tại Trung Quốc và toàn bộ quân Đức tại đây đầu hàng vào ngày 7 tháng 11 năm 1914.
đế quốc nhật bản
21
Đối với đồng minh phương Tây, đặc biệt là Anh đang đương đầu chiến tranh nặng nề tại châu Âu, Nhật Bản tìm cách bám lấy vị thế của mình tại Trung Quốc bằng việc đưa ra 21 điều đòi hỏi áp đặt lên Trung Quốc vào năm 1915. Ngoài việc nới rộng tầm kiểm soát của họ lên các tô giới của Đức ở Mãn Châu và Nội Mông, Nhật Bản còn muốn chia phần làm chủ một cơ sở chính khai thác và luyện kim ở miền trung Trung Quốc, cấm đoán Trung Quốc nhường hay cho thuê các khu duyên hải cho một cường quốc thứ ba, kiểm soát các thứ linh tinh từ quân sự, chính trị và kinh tế. Nếu những điều đó được thành công thì Trung Quốc đã trở thành nước bảo hộ của Nhật Bản. Tuy nhiên phải đối mặt với những thương lượng chậm chạp với chính phủ Trung Quốc, thái độ chống Nhật đang lan rộng tại Trung Quốc và những chỉ trích của quốc tế, Nhật Bản rút lại một số đòi hỏi và các hiệp ước đã được ký vào ngày 7 tháng 5 năm 1915.
đế quốc nhật bản
22
== Chiến tranh thế giới thứ hai == Đế quốc Nhật Bản liên minh quân sự với Đức quốc xã và phát xít Ý vì có chung mục đích là chia sẻ vùng ảnh hưởng của mình; phát xít Đức và Ý bành trướng ở châu Âu và đế quốc Nhật bành trướng ở châu Á. Liên minh quân sự này được hình thành để tăng cường sức mạnh quân sự của họ và sự hợp tác trong quan hệ với các quốc gia khác, được biết với tên gọi là phe Trục. Sau khi các hiệp ước bất bình đẳng bị hủy bỏ khi đế quốc Nhật đã hùng mạnh về quân sự và bắt đầu tranh chấp các lãnh thổ của các quốc gia khác (như Trung Quốc, Nga), các nước phe Đồng Minh, đặc biệt là Hoa Kỳ và Anh, liền hạn chế giao thương với Nhật. Liên minh phe Trục được Đức quốc xã đem ra để gây áp lực với Anh và Hoa Kỳ và như lời cảnh cáo với Hoa Kỳ là hãy đứng ngoài cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai còn nếu như không sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến từ hai mặt trận - phía đông và phía tây.
đế quốc nhật bản
23
Vào ngày 4 tháng 9 năm 1941, nội các Nhật Bản họp để xem xét về kế hoạch chiến tranh và ra quyết định: Đế quốc của chúng ta vì mục đích tự vệ và tự bảo tồn sẽ hoàn tất sự chuẩn bị chiến tranh… [và] … giải quyết bằng chiến tranh với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan nếu thấy cần thiết. Đế quốc của chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi hình thức ngoại giao có thể có, mặt đối mặt với Hoa Kỳ và Anh Quốc để đạt được mục tiêu của mình … Trong trường hợp những đòi hỏi của chúng ta không có triển vọng được đáp ứng trong 10 ngày đầu tháng 10 qua thương lượng ngoại giao được nói ở trên, chúng ta sẽ phải quyết định đối đầu với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan. === Thành viên của khối Trục ===
đế quốc nhật bản
24
Ngày 27 tháng 9 năm 1940, Nhật, Đức, Ý ký hiệp định Đồng Minh, lập Trục phát xít Âu-Á. Hitler có dự lễ ký ở Berlin, Mussolini không đánh giá cao việc này. Nhật Bản đã tham dự cùng Đức quốc xã dưới thời Adolf Hitler và phát xít Ý dưới thời Benito Mussolini trong một liên minh quân sự gọi là phe Trục để "thiết lập và gìn giữ trật tự mới" và bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một trong 3 nước bị tấn công, đây là kết quả của hiệp định 3 bên và một liên minh. Điều 1 Hiệp định viết: Nhật thừa nhận "sự lãnh đạo của Đức và Ý trong việc lập lại trật tự mới tại châu Âu". Điều 2, Đức và Ý thừa nhận vai trò tương ứng của Nhật tại châu Á. 3 nước thoả thuận sẽ giúp nhau nếu một trong 3 nước bị Mỹ tấn công. Hiệp định có thời hạn 10 năm.
đế quốc nhật bản
25
Điều 2, Đức và Ý thừa nhận vai trò tương ứng của Nhật tại châu Á. 3 nước thoả thuận sẽ giúp nhau nếu một trong 3 nước bị Mỹ tấn công. Hiệp định có thời hạn 10 năm. Ngày 31 tháng 12 năm 1940, Matsuoka Yosuke đã phát biểu với một nhóm các nhà kinh doanh Do Thái rằng ông ta là người "chịu trách nhiệm cho liên minh với Hitler nhưng trong đó tôi đã không hứa hẹn rằng tôi sẽ thi hành các chính sách bài Do Thái ở Nhật. Đây không đơn giản là ý kiến cá nhân của tôi, đây là ý kiến của Nhật Bản, và tôi không hối hận khi thông báo điều này ra toàn thế giới."
đế quốc nhật bản
27
Nhật Bản hiện diện tại Trung Quốc, Triều Tiên và các quốc gia khác tại Đông Nam Á là vì thiếu các nguồn tài nguyên một cách trầm trọng. Nhật cần các nguồn tài nguyên này để tiếp tục phát triển và đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh chóng. Sau khi chiếm các vùng lãnh thổ của các nước này, Nhật bắt đầu tranh chấp lãnh thổ viễn đông của Nga và khởi sự xâm chiếm phía đông Mông Cổ. Nhật chuyển sang thể thức chính quyền tương tự như chính quyền phát xít vì kết quả của thời kỳ Đại khủng hoảng. Mặc dù kiểu chính quyền dị biệt này giống như kiểu phát xít nhưng có nhiều điểm khác nhau với chính quyền phát xít nên được đặt tên là chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản.
đế quốc nhật bản
28
Không giống chế độ của Adolf Hitler và Benito Mussolini, Nhật Bản có hai mục tiêu kinh tế trong phát triển đế quốc. Trước tiên, ngành công nghiệp quân sự nội địa được kiểm soát chặt chẽ được dùng để khởi động kinh tế quốc gia trong suốt thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhật buộc phải nhập cảng các nguyên liệu như sắt, dầu hoả và than đá vì thiếu các tài nguyên thiên nhiên ở trong nước để duy trì tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp. Đa số các nguyên liệu đến từ Hoa Kỳ. Kết quả là vì kế hoạch phát triển công nghiệp quân sự này và vì sự tăng trưởng công nghiệp của Nhật, các lý thuyết về trọng thương thắng thế. Người Nhật cảm thấy rằng các thuộc địa giàu tài nguyên cần bị giành lại từ tay các cường quốc châu Âu. Trước đây Triều Tiên (1910) và Đài Loan (1895) đã bị sát nhập chính yếu như các thuộc địa nông nghiệp. Ngoài Triều Tiên và Đài Loan, Nhật đặt mục tiêu chính vào các mỏ sắt và than của Mãn Châu, cao su của Đông Dương và nguồn tài nguyên nông nghiệp của Trung Hoa.
đế quốc nhật bản
29
Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào năm 1937. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đã đề nghị Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch ngừng nội chiến, và thành lập Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. Trong năm đó, thủ đô Quốc dân đảng là Nam Kinh rơi vào tay quân Nhật. Biến cố được biết đến với cái tên là thảm sát Nam Kinh xảy ra trong mùa đông năm 1937 và ước lượng có đến gần 300.000 người, đa số là dân thường bị giết chết.
đế quốc nhật bản
30
==== Mãn Châu ==== Trước sự kháng cự yếu ớt, Nhật xâm lược và thôn tính được Mãn Châu năm 1931. Nhật tuyên bố cuộc xâm lăng đó là sự giải phóng Mãn Châu khỏi người Trung Quốc cũng như họ từng tuyên bố sự sát nhập Triều Tiên là hành động bảo hộ. Nhật liền khi đó dựng lên một chính quyền bù nhìn gọi là Mãn Châu quốc và đưa cựu hoàng đế Trung Quốc là Phổ Nghi làm quốc trưởng. Nhiệt Hà, lãnh thổ giáp ranh Mãn Châu quốc cũng bị chiếm vào năm 1933. ==== Malaysia ==== Trận chiến Malaya (hiện thời là Malaysia) là cuộc xung đột giữa quân đội Khối Liên hiệp Anh bao gồm Anh, Ấn Độ, Úc và Malaya từ lực lượng liên bang Malaya và quân đội Thiên hoàng bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 1941 cho đến ngày 31 tháng 1 năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả là Nhật giành thắng lợi và bắt đầu chiếm đóng Malaya. ==== Thái Lan ==== Tháng 6 năm 1940, Nhật ký hiệp ước hữu hảo với Thái Lan, kích động Thái Lan mâu thuẫn với Pháp và tạo nên nguy cơ chiến tranh Xiêm-Pháp (năm 1940).
đế quốc nhật bản
32
Lợi dụng tình hình chiến tranh đang nổ ra ở châu Âu, đế quốc Anh, Pháp đang phải tập trung lực lượng ở mẫu quốc nên những lãnh thổ thuộc địa ở Đông Nam Á là miếng mồi ngon cho Nhật để gạt tầm ảnh hưởng. Ngày 14 tháng 4, Nhật gửi thông điệp cho Pháp đòi chiếm 8 sân bay ở Đông Dương. Ngày 14 tháng 7, Nhật đòi Pháp để Nhật dùng 8 sân bay ở Nam Việt Nam và sử dụng cảng Sài Gòn và Cam Ranh. Nhật mở cuộc tấn công Đông Dương ngày 22 tháng 9 quân Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam và giao tranh quyết liệt với quân Pháp qua ngả Đồng Đăng. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Quân Pháp bỏ chạy về Hà Nội. Nhật dần chiếm các vị trí trọng yếu như sân bay, trạm xe lửa, Hải Phòng và Hà Nội. Ngày 23 tháng 7, Nhật ký với chính quyền Pháp tại Đông Dương hiệp định cho Nhật chiếm Việt Nam. Mỹ phản ứng bằng cách ngừng đàm phán bí mật với Nhật và đóng băng tài sản Nhật.
đế quốc nhật bản
33
Ngày 23 tháng 7, Nhật ký với chính quyền Pháp tại Đông Dương hiệp định cho Nhật chiếm Việt Nam. Mỹ phản ứng bằng cách ngừng đàm phán bí mật với Nhật và đóng băng tài sản Nhật. Về sau, máy bay Nhật cất cánh từ Sài Gòn đã tiêu diệt hạm đội Anh tại Singapore; từ sân bay Gia Lâm máy bay Nhật thường xuyên sang ném bom Côn Minh cắt đường tiếp tế của Mỹ sang Trung Quốc qua Miến Điện.
đế quốc nhật bản
34
==== Singapore ==== Trận chiến Singapore (Tân Gia Ba) là trận chiến xảy ra tại chiến trường Đông nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi Đế quốc Nhật xâm lược thành trì phe Đồng Minh ở Singapore. Chiến sự kéo dài từ 7 tháng 2 đến 15 tháng 2 năm 1942 và kết quả là Singapore rơi vào tay quân Nhật sau khi tướng Anh là Arthur Percival đầu hàng. Đây là cuộc đầu hàng lớn nhất trong lịch sử của lực lượng quân sự chỉ huy bởi Anh, khoảng 80.000 quân Ấn Độ, Úc và Anh trở thành tù binh chiến tranh cùng với 50.000 bị bắt trong cuộc xâm chiếm Malaysia của Nhật. ==== Miến Điện ==== ==== Đông Ấn (Nam Dương thuộc Hà Lan) ==== ==== Liên Xô ==== Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Nhật và Liên Xô ký Hiệp ước Trung lập không xâm phạm lẫn nhau, nhờ đó Nhật rảnh tay đối phó với Mỹ, Anh. ==== Mông Cổ ====
đế quốc nhật bản
35
==== Liên Xô ==== Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Nhật và Liên Xô ký Hiệp ước Trung lập không xâm phạm lẫn nhau, nhờ đó Nhật rảnh tay đối phó với Mỹ, Anh. ==== Mông Cổ ==== Biến cố bắt đầu vào ngày 11 tháng 5 năm 1939 khi một đơn vị kị binh Mông Cổ khoảng 70-90 người tiến vào vùng tranh chấp để tìm cỏ cho ngựa ăn thì gặp kị binh Mãn Châu quốc tìm cách đuổi họ ra khỏi vùng tranh chấp. Hai ngày sau lực lượng này của Mông Cổ trở lại và người Mãn Châu bất lực không thể đuổi họ ra khỏi vùng này. Ngay thời điểm này quân đội Quan Đông Nhật bắt đầu nhập cuộc - một đơn vị trinh sát dưới quyền chỉ huy của Trung tá Yaozo Azuma - được phái đến để giao chiến với người Mông Cổ ngày 14 tháng 5, nhưng quân Mông Cổ rút lui về hướng tây sau một ít mất mát. Iosif Stalin ra lệnh cho STAVKA, chỉ uy cao cấp của Hồng quân, vạch ra một kế hoạch phản công chống lại quân Nhật. Georgi Konstantinovich Zhukov, một sĩ quan đầy hứa hẹn, được chọn để chỉ huy cuộc phản công. ==== Philippines ====
đế quốc nhật bản
36
Nhật tiến hành các vụ oanh kích vào các vị trí quân sự Mỹ trên đất Philippines tiếp sau vụ oanh tạc Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ngày 10 tháng 12 Nhật đổ bộ vào bờ biển Philippines mở màn trận chiến Philippines. Đến lượt trận chiến này gây ra thêm hai trận chiến khác là trận Bataan và trận Corregidor. Khoảng tháng 1 năm 1942 tướng Douglas MacArthur và tổng thống Manuel Quezon bị buộc phải tháo chạy trước mũi tiến công của Nhật. Sự kiện này đã đánh dấu một trong những cuộc bại trận tệ hại nhất trong quân sử Hoa Kỳ và bỏ lại trên 70.000 tù nhân chiến tranh Mỹ và Philippines trong tay Nhật. Hàng chục ngàn tù binh chết sau đó trên đường áp giải được biết sau này với cái tên Đường tử thần Bataan.
đế quốc nhật bản
37
Quân luật Đế quốc Nhật tồn tại trên hai năm. Nó được đánh dấu với cuộc kháng chiến của một số quân nổi dậy và sự thống khổ to lớn của nhân dân Philippines. Các lực lượng nổi dậy nhập cuộc với quân đội của tướng MacArthur ngày 19 tháng 10 năm 1944, và chiến dịch Philippines 1944-45 thành công tốt đẹp. Chiến sự kết thúc với sự ký kết đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.
đế quốc nhật bản
38
==== Úc ==== Không quân Nhật Bản oanh tạc thành phố Darwin ngày 19 tháng 2 năm 1942. Đây là lần đầu tiên nước Úc bị một quốc gia khác tấn công và là một sự kiện quan trọng trên chiến trường Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Biến cố này thường được gọi là "Trân Châu Cảng của Úc". Mặc dù nó chỉ là mục tiêu không mấy đáng kể nhưng số bom được thả xuống Darwin nhiều hơn số bom được sử dụng trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Tương tự như Trân Châu Cảng, thành phố Úc nầy cũng chưa sẵn sàng và bị tấn công bất ngờ. Mặc dù thành phố này bị Nhật Bản không kích thêm 63 lần nữa trong năm 1942 và 1943, cuộc không kích vào ngày 19 tháng 2 gây nhiều thiệt hại nhất. ==== Hoa Kỳ và trận Trân Châu Cảng ====
đế quốc nhật bản
39
Sự kiện Đức gây chiến ở châu Âu thúc đẩy Nhật nam tiến. Mỹ là cản trở chính đối với Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ luôn gây sức ép để cản trở Nhật vươn tầm ảnh hưởng. Mỹ viện trợ cho Trung Quốc qua đường Đông Dương và Miến Điên để Nhật càng sa lầy tại Trung Quốc. Tính đến tháng 11 năm 1939, Mỹ đã gửi 382 công hàm kháng nghị Nhật. Mỹ tăng viện trợ cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch chống Nhật và không thừa nhận Chính phủ Uông Tinh Vệ thân Nhật. Đồng thời Mỹ chiếm Philippines làm thuộc địa và quan tâm đến tài nguyên vùng Đông Nam Á, và việc Nhật Nam tiến sẽ đe doạ lợi ích của Mỹ.
đế quốc nhật bản
40
Ngoài ra, Mỹ còn tăng gấp đôi lực lượng hải quân ở vùng này và tuyên bố Mỹ sẽ không để yên cho Nhật nam tiến. Để đối phó với chính sách xâm lược của Nhật, Mỹ ngày càng hạn chế xuất khẩu sang Nhật, gây khó khăn lớn cho chính sách nam tiến với hướng chính là Đông Dương và Indonesia. Phản ứng lại Nhật lập quan hệ đồng minh với Đức, Ý để nhằm vào Mỹ, đồng thời Nhật chuẩn bị phối hợp với Đức chiếm Singapore, thuộc địa của Anh, đồng minh thân cận của Mỹ. Tháng 11 năm 1940, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp, đại tướng hải quân đô đốc Isoroku Yamamoto, nhân vật số ba ở Nhật (sau Thiên Hoàng và Thủ tướng), cùng Bộ trưởng Hải quân bàn kế hoạch đánh úp Trân Châu Cảng, một dự định tuyệt mật chỉ hai người này biết.
đế quốc nhật bản
41
Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Nhật và Liên Xô ký Hiệp ước trung lập không xâm phạm lẫn nhau, nhờ đó Nhật rảnh tay đối phó với Mỹ, Anh trong việc Nam tiến. 10 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, Chính phủ Nhật thông qua quyết định chiếm Đông Nam Á dù phải đánh nhau với Mỹ. Nhưng để che mắt Mỹ, Nhật bày trò đàm phán bí mật với Mỹ. Sự kiện Nhật ép Pháp nhượng Đông Dương khiến Mỹ phản ứng bằng cách ngừng đàm phán bí mật với Nhật và đóng băng tài sản Nhật, ngừng bán dầu cho Nhật. Anh và Hà Lan cũng làm theo. Việc Mỹ cấm vận tuy không lập tức gây khó khăn vì Nhật đã dự trữ dầu đủ dùng trong 2 năm, nhưng về lâu dài là bất lợi. Tháng 9 năm 1941, Chính phủ Nhật thông qua quyết định phát động chiến tranh Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 11 năm 1941, Nhật quyết định phải chuẩn bị chiến tranh với Mỹ, Anh và Hà Lan nếu trước ngày 1 tháng 12 năm 1941 các yêu cầu của Nhật không được đáp ứng. Các yêu cầu Nhật nêu ra trong cuộc đàm phán với Mỹ từ tháng 4 năm 1941: Để Nhật chiếm Trung Quốc và Đông Nam Á
đế quốc nhật bản
42
Để Nhật chiếm Trung Quốc và Đông Nam Á Mỹ và Anh không được tăng cường lực lượng trong vùng châu Á - Thái Bình Dương Mỹ bán cho Nhật các thứ hàng Nhật cần. Rõ ràng, Mỹ không thể đồng ý với các yêu cầu đó. Vì vậy ngày 1 tháng 12, Nội các Nhật chính thức quyết định khai chiến với Mỹ, Anh, Hà Lan. Thật ra, ngay từ ngày 26 tháng 11, một hạm đội hùng hậu đã bí mật rời Nhật Bản tiến về Trân Châu Cảng (cách Nhật 6000 km, cách bờ biển phía Tây nước Mỹ 3000 km).
đế quốc nhật bản
43
Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng ở Oahu, Hawaii sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Lực lượng gồm 6 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục, 3 tàu ngầm cùng 423 máy bay hải quân, ngoài ra còn 27 tàu ngầm đi trước trinh sát. Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng Không lực Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến bảo vệ đã chịu thất bại nặng nề. Mục đích đầu tiên của cuộc tấn công là nhằm vô hiệu hóa Hoa Kỳ đủ lâu để Nhật Bản có thể thiết lập đế quốc Đông Nam Á đã được trù tính từ lâu và tạo ra vùng đệm phòng thủ. Dư luận Mỹ coi cuộc tấn công của Nhật là một hành động xảo trá và đã đồng lòng chống lại đế quốc Nhật, dẫn tới việc Hoa Kỳ tham chiến cùng phe Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
đế quốc nhật bản
45
Khi quân Nhật chiếm được Singapore, các sĩ quan của quân đội Nhật Bản đã lo ngại về số người Hoa địa phương. Quân đội Đế quốc Nhật đã ý thức được rằng Hoa kiều rất trung thành với Anh hoặc Trung Quốc với việc những người Hoa giàu có đã cung cấp tài chính cho Tưởng Giới Thạch trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai sau khi Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc tháng 7 năm 1937. Thẩm quyền quân sự dưới quyền chỉ huy của tướng Tomoyuki Yamashita đã quyết định một chính sách loại trừ những thành phần có đầu óc chống Nhật.
đế quốc nhật bản
46
Ngay sau khi Singapore thất thủ, Trung tá Masayuki Oishi chỉ huy trưởng đơn vị hiến binh số hai chiếm dụng các văn phòng của dinh thự tòa án tối cao. Singapore bị chia ra thành những tiểu phân khu, mỗi phân khu được kiểm soát bởi một sĩ quan hiến binh. Người Nhật thiết lập các trung tâm thanh lọc cố định khắp các nơi trên thuộc địa. Mục đích là để thu thập và thanh lọc các nam nhân gốc Trung Quốc từ 18 đến 50 tuổi và loại trừ những ai mà họ cho là chống Nhật. Những ai vượt qua được thanh lọc sẽ nhận được một mẫu giấy có ghi "Đã thanh lọc" hoặc được đóng dấu mực vào tay và áo của họ. Những ai không qua được thanh lọc sẽ bị đóng dấu các hình tam giác. Có sẵn xe cam nhông gần các trung tâm thanh lọc để đưa những thành phần chống Nhật đến với thần chết. Quân đội Nhật chọn những địa điểm xa xôi như Changi, Punggol, Blakang Mati và Bedok để thực hiện việc hành quyết. Có những nạn nhân bị quăng ra khỏi boang tàu hoặc bị bắn chết bằng súng máy rơi xuống bến cảng.
đế quốc nhật bản
48
Vụ Thảm sát Nam Kinh là tội ác chiến tranh ghê tởm nhất của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Nhật đã tiến hành một cuộc thảm sát đẫm máu ở xung quanh và trong Nam Kinh, Trung Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 1937. Thời gian kéo dài của cuộc thảm sát thì không rõ lắm dù sự tàn sát này đã kéo dài suốt đến 6 tuần sau đến đầu tháng 2 năm 1938. Quy mô của sự tàn ác đang được tranh cãi gay gắt từ tuyên bố của quân đội Nhật tại Tòa án quân sự quốc tế Viễn Đông rằng những người bị giết là quân nhân và rằng "không có sự tàn sát nào" cho đến con số của Trung Quốc tuyên bố là số nạn nhân dân sự lên đến 300.000 người. Phương Tây có xu hướng tin theo con số thống kê do phía Trung Quốc công bố với nhiều nguồn trích dẫn phương Tây đưa ra con số 300.000 nạn nhân. Điều này một phần là do sự thành công về mặt thương mại của cuốn sách Thảm sát Nam Kinh của Iris Chang, đã dựng lên vũ đài cho các cuộc tranh cãi về vấn đề này tại phương Tây; và tồn tại nhiều tư liệu ghi chép bằng ảnh chụp
đế quốc nhật bản
49
sự thành công về mặt thương mại của cuốn sách Thảm sát Nam Kinh của Iris Chang, đã dựng lên vũ đài cho các cuộc tranh cãi về vấn đề này tại phương Tây; và tồn tại nhiều tư liệu ghi chép bằng ảnh chụp phong phú khác về những cơ thể bị cắt xẻo của phụ nữ và trẻ em.
đế quốc nhật bản
51
Đơn vị 731 là một đơn vị thí nghiệm y khoa của hoàng quân Nhật Bản hoạt động trong bóng tối tiến hành nghiên cứu chiến tranh sinh học qua thí nghiệm trên con người trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937-1945) và Chiến tranh thế giới thứ hai. Trá hình là một đơn vị làm tinh khiết nước uống, có bản doanh ở khu Bình Phòng thành phố đông bắc Cáp Nhĩ Tân, phần đất thuộc quốc gia bù nhìn Mãn Châu. Đơn vị 731 chính thức được biết đến với tên gọi bộ chính trị hiến binh và phòng nghiêm cứu ngăn ngừa dịch bệnh. Hơn chục ngàn người cả dân sự lẫn quân sự gốc Trung Hoa, Triều Tiên, Mông Cổ, Liên Xô là đối tượng thí nghiệm của đơn vị 731. Một số tù binh chiến tranh phe Đồng Minh cũng chết về tay của đơn vị 731. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu về vũ khí sinh học của đơn vị 731 gây hậu quả là cả chục ngàn người chết ở Trung Hoa – có thể lên đến 200.000 qua vài ước tính.
đế quốc nhật bản
52
Đơn vị 731 là một trong nhiều đơn vị được sử dụng để nghiên cứu chiến tranh sinh học; các đơn vị khác như đơn vị 516 (Tề Tề Cáp Nhĩ), đơn vị 543 (Hải Lạp Nhĩ), Đơn vị 773 (Songo), Đơn vị 100 (Trường Xuân), Đơn vị 1644 (Nam Kinh), Đơn vị 1855 (Bắc Kinh), Đơn vị 8604 (Quảng Châu), Đơn vị 200 (Mãn Châu quốc) và Đơn vị 9420 (Singapore). Nhiều nhà khoa học từng cộng tác với đơn vị 731 thăng tiến nhanh chóng nghiệp vụ trong chính trị, học tập và thương mại. Một số bị quân Xô Viết bắt được và bị truy tố tại các phiên xử tội ác chiến tranh Khabarovsk; Một số khác đầu hàng quân đội Mỹ và được ân xá để đổi lấy những tài liệu quan trọng. Vì tính tàn bạo của nó, những hành động của đơn vị 731 được xem là tội ác chiến tranh.
đế quốc nhật bản
53
=== Các tội ác khác === Nạn đói năm Ất Dậu xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói. Phụ nữ giải khuây (ủy an phụ): ước tính có đến 200.000 phụ nữ bị bắt từ Triều Tiên, Trung Quốc, Philippines và các nước châu Á khác làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đường tử thần Bataan: là tội ác quân đội Nhật gây ra lúc quân Nhật chiếm được Bataan, Philippines và áp giải tù binh Mỹ và Philippines từ Bataan về trại O'Donnell. Tù binh bị áp giải đi bộ, bị ngược đãi, đánh đập và bị bỏ đói trên đoạn đường dài trên 100 km. Ước tính có từ 5.000-10.000 tù binh Philippines và từ 600-650 tù binh Mỹ chết trước khi đến được trại O'Donnell. == Con đường đến thất bại ==
đế quốc nhật bản
55
Các chiến lược gia quân sự Nhật Bản biết rất rõ sự không cân xứng bất lợi về phía họ giữa tiềm năng kỹ nghệ của họ và của Hoa Kỳ. Vì lý do này người Nhật cho rằng sự thành công của họ là khả năng chiếm ưu thế chiến lược bằng cách chiến thắng mang tính chiến lược tại Trân Châu cảng. Chỉ khi nào Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ bị tiêu diệt và người Nhật chiếm được các tiền đồn xa xôi của Hoa Kỳ thì mới có hy vọng là đế quốc Nhật Bản không bị sức mạnh kỹ nghệ của Hoa Kỳ đè bẹp. Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1942, sự thất bại trong nỗ lực có tính cách quyết định đánh bại Đồng Minh ở trận biển Coral, mặt dù chiếm ưu thế hơn về lực lượng, đã đưa đến kết cuộc thảm bại chiến lược cho Đế quốc Nhật Bản. Tiếp theo đó là một cuộc bại trận thảm khốc hơn nữa vào tháng 6 năm 1942 khi Nhật mất đến 4 hàng không mẫu hạm tại trận Midway. Trận Midway là một sự bại trận mang tính quyết định cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản và là một bước ngoặt của cuộc chiến. Những cuộc bại trận trước Đồng Minh tiếp theo diẽn ra
đế quốc nhật bản
56
mẫu hạm tại trận Midway. Trận Midway là một sự bại trận mang tính quyết định cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản và là một bước ngoặt của cuộc chiến. Những cuộc bại trận trước Đồng Minh tiếp theo diẽn ra ở chiến dịch Guadalcanal vào tháng 9 năm 1942 và New Guinea năm 1943 khiến Đế quốc Nhật chuyển sang thế phòng thủ cho đến kết thúc cuộc chiến. Đến năm 1944 quân Đồng Minh đã chiếm hoặc chế ngự được nhiều căn cứ chiến lược của Nhật bằng những cuộc đổ bộ và oanh tạc quy mô. Thêm vào đó, tàu ngầm của Đồng Minh cũng gây thiệt hại nặng cho đường hàng hải Nhật nên bắt đầu làm tê liệt nền kinh tế Nhật và khả năng tiếp tế cho quân đội Nhật. Vào đầu 1945 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cố giành quyền kiểm soát quần đảo Ogasawa trong nhiều trận đánh sinh tử như trận Iwo Jima đã đánh dấu sự khởi đầu một loạt các đảo của Nhật bị thất thủ.
đế quốc nhật bản
58
Trong năm 1943-44, lực lượng Đồng Minh được hậu thuẫn bởi sức mạnh kỹ nghệ và tài nguyên phong phú của Hoa Kỳ đã dần dần tiến công về phía đất Nhật Bản. Chỉ huy trưởng Asaiki Tamai kêu gọi một nhóm 23 học viên phi công xuất sắc mà Tamai trực tiếp đào tạo tình nguyện vào lực lượng xung kích đặc biệt. Tất cả các học viên đều đưa cả hai tay để tình nguyện vào chiến dịch. Sau đó Tamai yêu cầu Trung úy Yukio Seki làm chỉ huy cho lực lượng này. Theo lời kể lại thì Seki nhắm nghiền hai mắt lại, cúi đầu và suy nghĩ vài giây trước khi nói với Tamai: "xin cho tôi làm điều đó." Như vậy Seki trở thành thần phong thứ 24 được chọn cho sứ mạng cảm tử.
đế quốc nhật bản
59
Phi đội Kamikaze đầu tiên do Phó đô đốc Takijiro Onishi thành lập và trận đánh chính thức đầu tiên có sự tham gia của phi đội này là trận Hải chiến vịnh Leyte vào tháng 10 năm 1944. Sau đó chiến thuật này được sử dụng trong nhiều trận đánh khác ở Thái Bình Dương nhưng nó được đưa lên hàng "quốc sách" là trong trận Okinawa từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1945. Tại Okinawa, Nhật Bản đã sử dụng khoảng 4000 Thần phong để đánh đắm hơn 30 tàu các loại của hải quân Mỹ và làm 223 tàu khác bị thương. Tuy nhiên, chiến công ấy tuy lớn vẫn không xoay chuyển được tình hình tại Okinawa và cả cuộc chiến. Các cuộc tấn công Thần phong chính thức chấm dứt vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh.
đế quốc nhật bản
60
=== Bom nguyên tử === Sau khi kiểm soát được các sân bay ở Saipan và Guam vào mùa hè 1944, Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch oanh tạch trải thảm quy mô vào các thành phố của Nhật trong một nỗ lực hủy hoại kỹ nghệ và làm lung lay tinh thần của người Nhật. Những chiến dịch này gây ra thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho hàng trăm ngàn người dân nhưng không khiến nước Nhật đầu hàng. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima và 74.000 người dân Nagasaki đã chết bởi hai vụ nổ cũng như bởi hậu quả của chúng. Các vụ ném bom nguyên tử này là lần đầu tiên và cũng hy vọng là lần cuối được sử dụng để chống một nước thù địch khác trong thời chiến. == Bại trận, đầu hàng và thay đổi chính thể ==
đế quốc nhật bản
61
== Bại trận, đầu hàng và thay đổi chính thể == Bảy ngày sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật Bản ký giấy đầu hàng vô điều kiện và kết thúc chiến tranh với phe Đồng Minh bằng tuyên bố Potsdam. Thiên hoàng Hirohito nói: Thiên hoàng còn nói tiếp rằng:
đế quốc nhật bản
62
=== Thay đổi chính thể === Thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng, chính quyền được gọi là Đế quốc Nhật Bản bị chính thức giải thể. Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản cùng với sự trợ giúp về kinh tế và chính trị tiếp tục tiến triển tốt đẹp cho đến thập niên 1950. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bị giải thể, nước Nhật áp dụng một hệ thống chính trị nghị viện trong đó Thiên hoàng chỉ có quyền lực tượng trưng. Nhật Bản trở thành đồng minh thân thiện của Hoa Kỳ, Anh,… và là đồng minh kinh tế của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tướng quân đội Hoa Kỳ Douglas MacArthur, tư lệnh tối cao lực lượng Đồng Minh tại tây nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai sau nầy có phát biểu về chính quyền mới và thời kỳ mới của Nhật Bản như sau:
đế quốc nhật bản
63
== Những lãnh tụ chính trị nổi bật == Trong việc điều hành Nhật Bản vốn bị phong trào chính trị của quân đội kiểm soát suốt Chiến tranh thế giới thứ hai chính quyền dân sự trung ương được đặt dưới quyền quản trị của các quân nhân, các đảng viên dân sự cánh hữu, trong đó có thành viên quý tộc và hoàng gia. Đứng đầu là Thiên hoàng - tổng chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang đế quốc, người đứng đầu quốc gia và chính quyền trung ương, là đại diện "dòng giống mặt trời", là Thiên hoàng của mọi người và chủ hoàng gia. Trung tâm quyền lực chính trị tiếp theo sau Thiên hoàng, như các phong trào chính trị khác, là một nhóm người đại diện của quân đội. Vị trí cao nhất là tổng bí thư và lãnh tụ đảng tối cao cùng với nhóm nhân sự tiên phong được cất nhắc bởi những sáng lập viên quan trọng nhất của đảng.
đế quốc nhật bản
64
Mối liên hệ giữa các cơ quan quan trọng là với chính phủ: hội thanh niên quốc gia với "giới chính trị" lực lượng hiến binh. Trong các hội bí mật khép kín là nguồn cung cấp nhân sự trung thành. Các đoàn thể dân phố, liên đoàn lao động và hội nông dân địa phương tất cả được đoàn thể hóa. Các tổ chức giáo dục và tôn giáo cũng là mục tiêu của đoàn thể hóa. Những mối liên hệ trực tiếp tới giới chính trị của lực lượng quân sự giúp hình thành những phong trào cánh hữu tương tự tại các vùng đất bị chiếm đóng trong chiến cuộc Thái Bình Dương ban đầu. Nhóm chính trị quân sự đại diện phong trào chính trị cánh hữu chính yếu trong đế quốc Nhật Bản đã có từ thời điểm nào đó trong thập niên 1930, là từ các nhóm hỗn tạp và các hội bí mật. Năm 1941, họ giống như một đảng phái chính trị và nhóm của họ đã đạt được mục tiêu là nắm được thực quyền. Các thành viên của họ đã lãnh đạo các nỗ lực quân sự và chính trị suốt cuộc chiến Thái Bình Dương.
đế quốc nhật bản
65
== Các nhân sự quân đội nổi bật == Quân đội Đế quốc Nhật Bản được chia thành hai binh chủng chính dưới quyền của Đế quốc Nhật Bản Đại bản doanh có trách nhiệm tiến hành tất cả các cuộc hành quân bao gồm các chỉ huy trưởng và người lãnh đạo quân sự. Các tướng lãnh và người lãnh đạo nổi bật: Hải quân Đế quốc Nhật Bản - Hải quân của Nhật Đô đốc Bá tước Sukeyuki Ito (1843-1914) Đô đốc Tử tước Yoshika Inoue (1845-1929) Đô đốc Hầu tước Tōgō Heihachirō (1847-1934) Đô đốc Hoàng tử Takahito Arisugawa (1862-1913) Đô đốc Nam tước Goro Ijuin (1852-1921) Đô đốc Hoàng tử Yorihito Higashi-Fushimi (1867-1922) Đô đốc Nam tước Hayao Shimamura (1858-1923) Đô đốc Nam tước Tomozaburo Kato (1861-1923) Đô đốc Hoàng tử Hiroyasu Fushimi (1876-1946) Đô đốc Isoroku Yamamoto (1884-1943) Trận chiến Midway, Trận Trân Châu Cảng Đô đốc Osami Nagano (1880-1947) Đô đốc Mineichi Koga (1885-1944) Phó đô đốc Chuichi Nagumo - Trận chiến Midway, Trận Trân Châu Cảng
đế quốc nhật bản
66
Lục quân Đế quốc Nhật Bản - Bộ binh của Nhật Nogi Maresuke - Chiến tranh Nga-Nhật Iwane Matsui - Chiến tranh Trung-Nhật (lần 2) Tadamichi Kuribayashi - Trận Iwo Jima Tomoyuki Yamashita - Trận Malaya và Trận Singapore Kuniaki Koiso - Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo - Thủ tướng Nhật Bản Mitsuru Ushijima - Trận Okinawa
đế quốc nhật bản
67
== Biến cố lịch sử == 1926: Thiên hoàng Đại Chính qua đời (25/12). 1927: Tanaka Giichi trở thành thủ tướng (20/4). 1928: Hirohito chính thức lên ngôi Thiên hoàng (10/11). 1929: Hamaguchi Osachi trở thành Thủ tướng (2/7). 1930: Hamaguchi bị thương trong một âm mưu mưu sát (14/11). 1931: Hamaguchi mất và Wakatsuki Reijiro trở thành thủ tướng (14/4). Nhật chiếm Mãn Châu sau biến động Mukden (18/9). Inukai Tsuyoshi trở thành thủ tướng (13/12) và tăng ngân quỹ chiến tranh tại Trung Hoa. 1932: Sau vụ tấn công sư sải Nhật ở Thượng Hải (18/1), quân Nhật pháo kích thành phố (29/1). Mãn Châu quốc được thành lập với Phổ Nghi là vua (29/2). Inukai bị ám sát trong cuộc đảo chính và Saito Makoto trở thành thủ tướng (15/5). Nhật Bản bị Hội quốc liên chỉ trích (7/12). 1933: Nhật Bản rời Hội quốc liên (27/3). 1934: Okada Keisuke trở thành thủ tướng (8/7). Nhật Bản rút khỏi hiệp ước hải quân Washington (29/12).
đế quốc nhật bản
68
1933: Nhật Bản rời Hội quốc liên (27/3). 1934: Okada Keisuke trở thành thủ tướng (8/7). Nhật Bản rút khỏi hiệp ước hải quân Washington (29/12). 1936: Cuộc đảo chính (biến động 26/2) đưa Hirota Koki thành thủ tướng (9/3). Nhật Bản ký hiệp ước đầu tiên với Đức (25/11) và chiếm đóng Thanh Đảo (3/12). Mông Cương quốc được thành lập ở nội Mông. 1937: Hayashi Senjuro trở thành thủ tướng (2/2). Hoàng tử Konoe Fumimaro trở thành thủ tướng (4/6). Biến cố Lư Câu Kiều (7/7). Nhật Bản chiếm được Bắc Kinh (31/7). Quân Nhật chiếm Nam Kinh (13/12), bắt đầu cho vụ Thảm sát Nam Kinh. 1938: Trận chiến Đài Nhi Trang (24/3). Quảng Châu rơi vào tay quân Nhật (21/10). 1939: Hiranuma Kiichiro trở thành thủ tướng (5/1). Abe Nobuyuki trở thành thủ tướng(30/8). 1940: Yonai Mitsumasa trở thành thủ tướng (16/1). Konoe trở thành thủ tướng nhiệm kỳ hai (22/7). Bách đoàn đại chiến (8/1940–9/1940). Nhật chiếm Đông Dương trong lúc Paris sắp thất thủ, và ký hiệp ước ba bên (27/9).
đế quốc nhật bản
69
1941: Tướng Tojo Hideki trở thành thủ tướng (18/10). Trận tấn công Trân Châu cảng, Hawaii (7/12), khiến Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật (8/12). Nhật tiến chiếm Hồng Kông (25/12). 1942: Singapore đầu hàng Nhật (15/2). Nhật dội bom Úc (19/2). Mỹ không tập Đông Kinh (18/4). Trận chiến Coral Sea (4/5–8/5). Lực lượng Mỹ và Phi tại chiến trường Philippines đầu hàng (8/5). Nhật bại trận tại trận chiến Midway (6/6). Đồng Minh chiến thắng trong trận vịnh Milne (5/9). 1943: Đồng Minh chiến thắng trong trận Guadalcanal (9/2). Nhật bại trận tại trận Tarawa (23/11). 1944: Tojo từ chức và Koiso Kuniaki trở thành thủ tướng (22/7). 1945: Oanh tạc cơ Hoa Kỳ bắt đầu đánh bom các thành phố chính của Nhật Bản. Nhật bại trận tại trận Iwo Jima (26/3). Đô đốc Suzuki Kantaro trở thành thủ tướng (7/4). Nhật bại trận tại trận Okinawa (21/6). Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (6/8) và Nagasaki (9/8). Nhật đầu hàng (14/8) và Đồng minh bắt đầu chiếm đóng Nhật.
đế quốc nhật bản
70
=== Thiên hoàng === == Đọc thêm == thuộc địa Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai == Chú thích == == Liên kết ngoài == Đế chế Nhật Bản Cái chết của Người Khai Phá: Hirohito & Đế chế Nhật Bản
cát văn
0
Xã Cát Văn là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. == Địa giới == Xã Cát Văn giáp có địa giới giáp: Phía Bắc giáp xã Nam Sơn và xã Lưu Sơn - huyện Đô Lương Phía Tây giáp xã Nam Sơn - huyện Đô Lương Phía Nam giáp xã Phong Thịnh - huyện Thanh Chương Phía Đông giáp xã Thuận Sơn và một phần giáp xã Đà Sơn - huyện Đô Lương. Địa giới với huyện Đô Lương về phía Tây là con sông Lam.
cát văn
1
== Đặc trưng xã == Tuy là một xã miền núi nhưng lại là một vung quê hiếu học có nhiều người tài đã và đang đóng góp cho đất nước như nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi (1933-2008), nhà doanh nghiệp trẻ Giản Tư Trung, Nguyễn Thế Bình (đỗ tiến sĩ năm 1775)., nhà báo Trần Duy Ngoãn: Giám đốc, TBT Đài PTTH Nghệ An. Cát Văn là một xã có truyền thống cách mang bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ, hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cũng như con người gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như đình Đạo Ngạn, cây Sanh, các anh hùng LLVT như Hoàng Đình Kiền... == Tham khảo ==
sở cảnh sát thành phố los angeles
0
Los Angeles Police Department (tạm dịch: Sở cảnh sát thành phố Los Angeles) (L.A.P.D) là cơ quan thực thi pháp luật tại thành phố Los Angeles, California với quân số dưới 10.000 nhân viên cảnh sát và hơn 3.000 nhân viên dân sự hỗ trợ trải đều trên khu vực 1,290 km² với dân số hơn 3.8 triệu người, đây là cơ quan thực thi pháp luật lớn hàng thứ 3 tại Hoa Kỳ chỉ sau Sở cảnh sát thành phố New York và Sở cảnh sát thành phố Chicago. L.A.P.D được tiểu thuyết hóa trong nhiều bộ phim, tác phẩm và các chương trình truyền hình trong suốt chiều dài lịch sử của Sở. Có rất nhiều vụ tai tiếng liên quan đến Sở như phân biệt chủng tộc, nạn bạo hành của nhân viên cảnh sát và tệ tham nhũng.
sở cảnh sát thành phố los angeles
1
== Lịch sử == Lực lượng cảnh sát Los Angeles đầu tiên được xây dựng vào năm 1853 với tên gọi Đội Biệt kích từ các thành viên tình nguyện trong lực lượng vũ trang của hạt. Đội Biệt kích được thay thế bằng đội Cảnh vệ tình nguyện của thành phố. Không đội nào hoạt động hiệu quả dẫn đến thành phố Los Angeles trở nên đình đám với bạo động, bài bạc và mại dâm. Đội cảnh sát chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập vào năm 1869 với 6 sĩ quan phục vụ dưới quyền của Cảnh sát trưởng William C. Warren. Vào năm 1990, số sĩ quan tăng lên 70 người dưới thời John M. Glass vào khoảng 1 cảnh sát trên 1,500 dân. Năm 1903, lực lượng được tăng lên 200 người dưới đạo luật Dịch vụ dân sự. Trong Thế chiến hai, nhân lực của cục bị giảm sút rất nhiều do nhiều người đã nhập ngũ để chiến đấu. Mặc dù lực lượng đã mỏng, nhưng Cục vẫn ra sức để giải quyết cuộc náo loạn được biết dưới tên Zoot Suit Riots năm 1943.
sở cảnh sát thành phố los angeles
2
Tướng về hưu thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, William A. Worton đã thay thế Horrall làm Quyền Cảnh sát trưởng cho đến năm 1950. Sau đó William H. Parker được chọn và phục vụ cho đến khi chết vào năm 1966. Parker chủ trương tuyển dụng nhân sự từ dân chúng và tạo ra một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp và biệt lập. Tuy nhiên, vụ tai tiếng mang tên Bloody Christmas vào năm 1951 đã buộc cảnh sát phải có trách nhiệm giải trình dân sự và chấm nạn bạo hành của nhân viên thực thi pháp luật. Dưới thời của Parker, Thanh tra Daryl Gates đã thành lập nên đội Cảnh sát Cơ động S.W.A.T đầu tiên trong lực lượng hành pháp Hoa Kỳ Sĩ quan John Nelson và thanh tra Daryl Gates thiết lập chương trình này vào năm 1965 để đối phó với mối hiểm họa tiềm tàng từ các tổ thức cực đoan như Đảng Báo Đen trong thời kì Chiến tranh Việt Nam.
sở cảnh sát thành phố los angeles
3
=== Sĩ quan hi sinh === Từ lúc thiết lập Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles, đã có 200 sĩ quan hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Đài kỷ niệm Cảnh sát Los Angeles được đặt bên ngoài tòa nhà Parker Center(được đặt theo tên của Cảnh sát trưởng William H. Parker), được khánh thành vào 1 tháng 10 năm 1971. Tượng kỷ niệm là một đài nước làm từ đá granite đen được khắc tên các sĩ quan cảnh sát hi sinh thân mình trong nhiệm vụ bảo vệ thành phố Los Angeles. Nguyên nhân hi sinh được liệt kê như sau: == Tổ chức ==
sở cảnh sát thành phố los angeles
4
== Tổ chức == Ban Ủy viên Cảnh sát thành phố Los Angeles có 5 thành viên được chỉ định để giám sát lực lượng L.A.P.D. Ban có trách nhiệm đề ra các điều lệnh và theo dõi mọi hoạt động và cơ chế quản lý của Sở. Cảnh sát trưởng sẽ báo cáo Ban, các phòng ban sẽ báo cáo cho Cảnh sát trưởng. Trụ sở chính từ lâu đời của L.A.P.D là tòa nhà Parker Center, được đặt theo tên của cố Cảnh sát trưởng William H. Parker nằm tại số 150 N. Los Angeles. Còn tòa nhà mới là toàn nhà Hành chính ở số 100 W. đường số 1, ngay phía nam Tòa thị chính Los Angeles.
sở cảnh sát thành phố los angeles
5
=== Văn phòng Cảnh sát trưởng === Văn phòng Cảnh sát trưởng là tòa nhà hành chính phức hợp gồm văn phòng Ban tham mưu, phòng Nội vụ, phòng Thông tin Công chính và RACR/COMSTAT. Trợ lý đặc vụ của phòng Thực thi Chính sách, bao gồm các đơn vị như: đơn vị về Chiến lược Tài chính, đơn vị Quản lý Rủi ro, đơn vị Kế hoạch và Nghiên cứu, đơn vị Kiểm toán và Thanh tra Nội bộ; Cục Nghiệp vụ, bao gồm các đơn vị như: đơn vị Thanh tra nội bộ, đơn vị Hoạt động Đặc biệt và đơn vị Lực lượng Điều tra; tất cả đều phải báo cáo trực tiếp về cho Cảnh sát trưởng. Đơn vị Dữ liệu và Phản ứnh nhanh/COMPSTAT là lực lượng lưu trữ hồ sơ tội phạm. Đơn vị đều có cuộc họp hàng tuần với Cảnh sát trưởng và các cảnh sát cao cấp trong tòa nhà Parker mới(Trung tâm Hành chính Cảnh sát). COMPSTAT được William Bratton thiết kế dựa trên đơn vị CompStat của N.Y.P.D vào năm 1994. Ông đã cho áp dụng CompStat phiên bản L.A.P.D năm 2002.
sở cảnh sát thành phố los angeles
6
=== Văn phòng Điều hành === Hầu hết trong số 10,000 sĩ quan cảnh sát được Văn phòng Điều hành bổ nhiệm công việc, văn phòng nằm trong Tòa nhà Hành chính Cảnh sát mới. Trợ lý Cảnh sát trưởng sẽ chỉ huy phòng và báo cáo trực tiếp cho Cảnh sát trưởng. L.A.P.D bao gồm 21 đồn, được gọi chính thức là ‘’ "Khu vực"’’ nhưng thường là "Đơn vị". Cả 21 đồn được phân chia địa lý thành 4 phân khu chỉ huy, mỗi phân khu được xem như một "Phân khu". Hai khu vực "Olympic" và "Topanga" mới được thêm vào ngày 4 tháng 1 năm 2009.
sở cảnh sát thành phố los angeles
7
==== Điều hành – Phân khu Trung tâm ==== Phân khu Trung tâm chịu trách nhiệm cho trung tâm Los Angeles và khu Đông Los Angeles, là phân khu phức tạp nhất trong 4 phân khu tuần tra. Phân khu bao gồm 5 đơn vị tuần tra và 1 đơn vị giao thông, chủ yếu giải quyết tai nạn giao thông và đưa trát hầu tòa/đóng phí vi phạm. Đơn vị Trung tâm Đồn Trung tâm tuần tra chủ yếu ở khu kinh doanh Los Angeles, bao gồm Tòa nhà Thị chính Los Angeles, Trung tâm Hội nghị Los Angeles, Trung tâm Staples, địa hạt Thời trang và địa hạt Tài chính. Đơn vị Hollenbeck Đồn cảnh sát cộng đồng ở Hollenbeck tuần tra phần lớn khu vực phía đông thành phố Los Angeles, bao gồm khu cộng đồng Boyle Heights, Lincoln Heights và El Sereno. Đơn vị Newton Đồn Newton tuần tra ở miền nam Los Angeles, cùng một phần ở khu kinh doanh, có một phần ở địa hạt Thời trang. Đơn vị Đông Bắc
sở cảnh sát thành phố los angeles
8
Đơn vị Newton Đồn Newton tuần tra ở miền nam Los Angeles, cùng một phần ở khu kinh doanh, có một phần ở địa hạt Thời trang. Đơn vị Đông Bắc Đồn Đông Bắc chịu trách nhiệm một số phần ở khu trung tâm như Elysian Park và Silver Lake, đại bộ phận phần phía đông của Los Feliz và Hollywood, ngoài ra còn có một số cộng đồng Đông Bắc L.A như Highland Park, Eagle Rock và Glassell Park. Đơn vị Rampart Đồn Rampart chịu trách nhiệm cho khu vực Tây và Tây Bắc của khu kinh doanh Los Angeles bao gồm Echo Park, Pico-Union và Westlake, đây là toàn bộ khu vực tuần tra riêng của đơn vị Rampart.
sở cảnh sát thành phố los angeles
9
==== Điều hành – Phân khu Nam ==== Phân khu Nam giám sát khu vực phía Nam Los Angeles chỉ trừ Inglewood và Compton, vì hai khu vực này tách biệt với thành phố và họ sử dụng cơ quan bảo vệ riêng. Phân khu Nam bao gồm 4 đơn vị tuần tra, đơn vị điều tra Án mạng và Tội phạm Băng đảng và một đơn vị giao thông, với nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết vụ việc liên quan đến giao thông, thông báo trát hầu tòa/nộp phí và điều tra tai nạn. Đơn vị đường 77 Đồn đường 77 tuần tra ở khu vực Nam Los Angeles, đại khái là ở khu Đại lộ Vernon, phía Tây Xa lộ Harbor, phía Bắc tuyến đường 42 Bang California và một số điểm ở phía Tây đến hết giao giới của thành phố như Crenshaw, một phần đến biên giới Florence, Trung tâm và Đại lộ Manchester tới Xa lộ Harbor. Đơn vị Harbor
sở cảnh sát thành phố los angeles
10
Đơn vị Harbor Đồn Harbor tuần tra hết khu San Pedro, Wilmington và cửa ngõ Harbor phụ thêm phía nam đại lộ Artesia. Đơn vị này thường xuyên hợp tác với lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles. 260 sĩ quan cảnh sát, thám tử và nhân viên hỗ trợ phải làm việc với ngân quỹ US$40 triệu, trên lãnh thổ 4,600 m2. Đồn nằm tại số 2175 Đại lộ John S. Gibson. Đơn vị Đông Nam Đồn Đông Nam cũng tuần tra ở khu Nam Los Angeles giống đơn vị đường 77. Khu vực của họ nằm đến biên giới phía Bắc thành phố tại Đại lộ Artesia, bao gồm Watts và khu Nam Đại lộ Manchester. Đơn vị Tây Nam Đồn Tây Nam chịu trách nhiệm khu vực Nam Xa lộ Santa Monica, Tây Xa lộ Harbor, Bắc Đại lộ Vernon và Đông khu vực thành phố Culver/Lennox/Baldwin Hills. Khu vực này bao gồm Đại học Nam California và Exposition Park.
sở cảnh sát thành phố los angeles
11
==== Điều hành – Phân khu Valley ==== Phân khu Valley là phân khu lớn nhất trong 4 phân khu theo diện tích và giám sát mọi hoạt động trong khu San Fernando Valley. Phân khu có 7 đơn vị tuần tra và 1 đơn vị giao thông với nhiệm vụ xử lý tai nạn và thông báo trát hầu tòa/nộp phí phạt. Đơn vị Mission Đồn Mission là lực lượng cảnh sát cộng đồng từ năm 2005. Đây là đồn đầu tiên mới được thành lập sau hơn một phần tư thế kỷ. Khu Mission nằm ở nửa phía Đông khu Devonshire cũ và nửa phía Tây khu Foothill tại ‘’San Fernando Valley’’, bao gồm Mission Hills và thành phố Panorama. Đơn vị Devonshire Đồn Devonshire chịu trách nhiệm cho phần Tây Bắc của San Fernando Valley, bao gồm nhiều phần của Chatsworth và Northridge. Đơn vị Foothill Đồn Foothill tuần tra một số phần của San Fernando Valley bao gồm Sun Valley và Crescenta Valley. Đơn vị Bắc Hollywood
sở cảnh sát thành phố los angeles
12
Đồn Bắc Hollywood chịu trách nhiệm cho thành phố Studio và vùng Bắc Hollywood. Đơn vị Van Nuys Đồn Van Nuys phục vụ tại khu Van Nuys. Đơn vị Tây Valley Đồn Tây Valley nhận trách nhiệm một số phần tại San Fernando Valley, bao gồm một số khu tại Northridge và Reseda. Đơn vị Topanga Đồn Topanga là lực lợng cảnh sát cộng đồng bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Đồn chịu trách nhiệm nhiều nơi tại San Fernando Valley bao gồm Woodland Hills và Canoga Park.
sở cảnh sát thành phố los angeles
13
==== Điều hành – Phân khu Tây ==== Phân khu Tây hoạt động phủ khắp các khu vực nổi tiếng của Hollywood, trong đó có Hollywood, Westwood, khu vực Hollywood Hills, UCLA và khu Venice, nhưng nó không bao gồm khu Beverly Hills và khu Santa Monica, vì những nơi này tách biệt khỏi thành phố Los Angeles và có lực lượng cảnh sát của riêng mình. Phân khu Tây có 5 đội tuần tra và 1 đội giao thông để xử lý các vấn đề liên quan. Đơn vị Hollywood Đồn Hollywood là lực lượng cảnh sát cộng đồng tại khu Hollywood bao gồm Hollywood Hills, Đại lộ Hollywood và Sunset Strip. Đơn vị Wilshire Đồn Wilshire là lực lượng cảnh sát cộng đồng ở khu Mid-Wilshire "Miracle Mile", bao gồm phố Hàn Quốc, Mid-City, Carthay và hạt Fairfax. Đơn vị Pacific
sở cảnh sát thành phố los angeles
14
Đơn vị Wilshire Đồn Wilshire là lực lượng cảnh sát cộng đồng ở khu Mid-Wilshire "Miracle Mile", bao gồm phố Hàn Quốc, Mid-City, Carthay và hạt Fairfax. Đơn vị Pacific Đồn Pacific là lực lượng cảnh sát cộng đồng tại khu Tây Los Angeles, gồm có Venice Beach, Venice và Playa del Rey. Các sĩ quan cảnh sát tại đây thường phối hợp công tác với an ninh sân bay Los Angeles tại Phi trường quốc tế Los Angeles. Đơn vị Pacific từ được gọi là ‘’Đơn vị Venice’’. Đơn vị Tây Los Angeles Đồn Tây Los Angeles là lực lượng cảnh sát phục vụ tại phần phía Bắc của khu Tây Los Angeles. Cộng đồng trong vòng tuần tra gồm Pacific Palisades, thành phố Century, Brentwood, Westwood, Tây Los Angeles và Cheviot Hills. UCLA và hãng Twentieth Century Fox đều nằm ở đây. Đơn vị Olympic
sở cảnh sát thành phố los angeles
15
Đơn vị Olympic Đồn Olympic là lực lượng cảnh sát tại khu Olympic, được mở vào ngày 4 tháng 1 năm 2009. Phân khu này là phân khu nhỏ của Đơn vị Hollywood, bao gồm nhiều phần của đơn vị Rampart và Wilshire. Đơn vị phủ trên diện tích 16 km2 Mid-City, bao gồm phố Hàn Quốc và bộ phận tại Miracle Mile, với dân số là 200,000 người. Đồn được xây dựng trên khu đất 5,000 m2 tại góc Đông Nam của Đại lộ Vermont và đường Eleventh gồm 293 cảnh sát viên. Tòa nhà xây dựng hết US$34 triệu.
sở cảnh sát thành phố los angeles
16
=== Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt === Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt là phòng mới thiết lập vào năm 2010. Đứng đầu là Chỉ huy trưởng, phòng bao gồm đơn vị Quản lý Tài sản, đơn vị Trại giam, vụ Thám tử và vụ Chống khủng bố và Chiến dịch Đặc biệt. ==== Vụ Thám tử ==== Vụ Thám tử bao gồm một số đơn vị và bộ phận có trách nhiệm điều tra tội phạm, và phải báo cáo về cho Giám đốc của Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt. Bộ phận Phân tích điều tra Đơn vị điều tra kỹ thuật cao Đơn vị phòng chống Án mạng-Cướp giật Đơn vị phòng chống Tội phạm kinh tế Đơn vị Hỗ trợ Thám tử -Đơn vị giám định tâm thần Sở cảnh sát thành phố Los Angeles- Đơn vị Quản lý Mối đe dọa Sở cảnh sát thành phố Los Angeles Đơn vị đặc trách trẻ vị thành niên Đơn vị phòng chống Ma túy và Băng đảng
sở cảnh sát thành phố los angeles
17
==== Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt ==== Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt hỗ trợ cho Sở cảnh sát thành phố Los Angeles tài liệu chiến thuật đặc biệt trong những hoạt động tuần tra thường nhật, những tai nạn bất thường và đặc biệt là những trường hợp gây rối nghiêm trọng và trong những điều kiện mối đe dọa cao về khủng bố. Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt được tổ chức từ sự sáp nhập của Vụ Chống khủng bố và Tình báo tội phạm với Vụ Chiến dịch đặc biệt năm 2010. Cấu trúc của Vụ Chống khủng bố và Chiến dịch đặc biệt. Đơn vị phòng chống tội phạm nghiêm trọng Đơn vị dịch vụ khẩn cấp Đơn vị hỗ trợ trên không Đơn vị Chiến dịch khẩn cấp Đơn vị phụ trách trung tâm thành phố Trung đội A – Quản lý và lên kế hoạch chiến dịch Trung đội B và C – Ngăn chặn tội phạm Trung đội D – Lực lượng Cảnh sát cơ động và chiến lược (S.W.A.T) Trung đội E – Đơn vị ngựa Trung đội K-9 – Đơn vị cảnh khuyển
sở cảnh sát thành phố los angeles
18
=== Văn phòng các công tác Hành chính === Văn phòng các công tác Hành chính là phòng mới lập năm 2010. Đứng đầu là Chỉ huy trưởng, gồm phòng Công tác Khoa học hành vi, đơn vị Giám định Sử dụng vũ lực, vụ Khoa học thông tin, vụ Dịch vụ hành chính và vụ Huấn luyện và Nhân sự. == Cấu trúc cấp bậc và quân hàm == == Phần thưởng, tuyên dương, biểu dương và huy chương trong Sở cảnh sát Los Angeles == Sở trao tặng huân chương cho các cá nhân có sự cống hiến xứng đáng. Danh sách các huân chương: === Huân chương Dũng cảm === Medal of Valor ‘’Medal of Valor’’ là phần thưởng cao quý nhất, bày tỏ lòng dũng cảm, trao cho cảnh sát có thành tích xuất sắc, mạo hiểm mạng sống vì nhiệm vụ. Liberty Award: Liberty Award là huân chương dũng cảm, được trao cho cảnh sát bị giết hay bị trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ. Huân chương này sẽ được nhận cùng Medal of Valor. Police Medal for Heroism:
sở cảnh sát thành phố los angeles
19
Liberty Award là huân chương dũng cảm, được trao cho cảnh sát bị giết hay bị trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ. Huân chương này sẽ được nhận cùng Medal of Valor. Police Medal for Heroism: The Police Medal là huân chương của hành động anh hùng trong nhiệm vụ, do được gọi hay do tình nguyện làm nhiệm vụ, bắt buộc phải có Medal of Valor. Police Star: Police Star là phần thưởng cho sự dũng cảm dành cho cảnh sát có kỹ năng tác chiến linh động và thể hiện tốt để vô hiệu hóa một tình thế nguy hiểm hay đầy căng thẳng. Police Life-Saving Medal: The Police Life-Saving Medal là phần thưởng cho sự dũng cảm, được trao cho cảnh sát giải cứu hoặc cố giải cứu đồng đội đang gặp nguy hiểm. === Phục vụ === Police Distinguished Service Medal Police Meritorious Service Medal Police Meritorious Achievement Medal Police Commission Distinguished Service Medal Community Policing Medal Human Relations Medal === Tuyên dương đơn vị === Police Commission Unit Citation
sở cảnh sát thành phố los angeles
20
Police Meritorious Achievement Medal Police Commission Distinguished Service Medal Community Policing Medal Human Relations Medal === Tuyên dương đơn vị === Police Commission Unit Citation Police Meritorious Unit Citation === Ruy băng === 1984 Summer Olympics Ribbon: Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ Olympic mùa hè năm 1984. 1987 Papal Visit Ribbon: Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ bảo vệ Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1987. 1992 Civil Disturbance Ribbon: Trao cho sĩ quan cảnh sát trong kỳ Nổi loạn Los Angeles 1992. 1994 Earthquake Ribbon: Troa cho sĩ quan cảnh sát phục vụ trong trận động đất Northridge 1994. Reserve Service Ribbon: Trao cho cảnh sát viên có 4000 giờ phục vụ. == Nhân sự == === Giới hạn ===
sở cảnh sát thành phố los angeles
21
Troa cho sĩ quan cảnh sát phục vụ trong trận động đất Northridge 1994. Reserve Service Ribbon: Trao cho cảnh sát viên có 4000 giờ phục vụ. == Nhân sự == === Giới hạn === Sở cảnh sát thành phố Los Angeles đã trải qua thời kì tinh giảm ngân sách cũng như nhân sự vài năm gần đây. So với những thành phố lớn khác tại Mỹ, Los Angeles có tỷ lệ sĩ quan cảnh sát trên dân số thuộc hàng thấp nhất. Cựu Cảnh sát trưởng William J. Bratton từng cho rằng quân số là ưu tiên hàng đầu của ông khi ông tuyên bố ‘’Hãy cho tôi thêm 4,000 quân, tôi sẽ biến Los Angeles thành thành phố an toàn nhất thế giới.’’ Tỷ lệ sĩ quan cảnh sát trên dân số là 1 cảnh sát cho 426 dân, trong khi đó Thành phố New York có 1 cảnh sát trên 228 dân. Để có tỷ lệ như New York, Los Angeles sẽ cần thêm 17,000 cảnh sát nữa.
sở cảnh sát thành phố los angeles
22
=== Phân biệt chủng tộc và cơ cấu giới === Trong suốt chiều dài lịch sử của L.A.P.D, Sở có tỷ lệ nhân viên da trắng rất cao (80% vào năm 1980), và rất nhiều nhân viên là người ngoài thành phố. Một cuộc khảo sát của Đại học Los Angeles-California năm 1994, 80% nhân viên cảnh sát sống bên ngoài thành phố. Năm 2002, phụ nữ phục vụ trong ngành tăng lên 18.9%. Phụ nữ ngày càng giành được nhiều sự thăng tiến trong sự nghiệp kể từ sau vụ kiện của Fanchon Blake. Sĩ quan nữ có cấp hàm cao nhất đến hiện giờ là Trợ lý Cảnh sát trưởng Sharon Papa. Trưởng Cảnh sát Papa hiện đang là chỉ huy tại Phân khu Valley. Theo số liệu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ năm 2000, L.A.P.D có 82% là nam, 46% là Mỹ da trắng, 33% có gốc Mỹ La-tin, 14% gốc Phi và 7% gốc Á.
sở cảnh sát thành phố los angeles
23
=== Môi trường làm việc === Nhân viên cảnh sát tuần tra LAPD có lịch làm việc là 3 ngày với 12 tiếng và 4 ngày với 10 tiếng trong 1 tuần. Sở có hơn 250 loại nhiệm vụ, mỗi sĩ quan cảnh sát bắt buộc phải hoàn thành hết các loại đó sau 2 năm làm việc. L.A.P.D buộc sĩ quan của mình phải làm việc theo cặp, không như những vùng phụ cận thành phố vốn 1 sĩ quan chỉ đi tuần một mình để tăng sự hiện diện của cảnh sát và cho phép số lượng cảnh sát nhỏ có thể tuần tra khu vực lớn. Vào đầu năm 2007, một nhân viên mới vào làm có thể kiếm được tiền vào khoảng US$5,000 đến US$10,000. Nếu ký vào hợp đồng, họ sẽ được trả phân nửa sau khi tốt nghiệp và phân nửa sau khóa tập sự. Bên cạnh, họ sẽ được hỗ trợ thêm US$2,000 tiền thuê nhà cho ứng viên ở xa. Trong tháng 7 năm 2009, nhân viên tập sự sẽ có mức lương khởi điểm là US$56,522–US$61,095 tùy vào bằng cấp của họ, và họ có thể có lương đầy đủ trong ngày đầu ở trường huấn luyện.
sở cảnh sát thành phố los angeles
24
Năm 2010, lương cơ bản cho nhân viên có bằng trung học là US$45,226. Nếu ứng viên đã hoàn thành 60 tín chỉ đại học, và có số điểm trung bình trên 2.0 hoặc cao hơn thì lương sẽ là US$47,043. Nếu ứng viên có bằng Cử nhân(hệ 4 năm) thì lương sẽ là US$48,880.
sở cảnh sát thành phố los angeles
25
== Nguồn lực == === Phương tiện === ==== Hàng không ==== Đơn vị hỗ trợ trên không của cảnh sát Los Angeles có 17 máy bay trực thăng gồm 4 chiếc Bell 206 Jet Rnagers, 12 chiếc Eurocopter AS350-B2 AStars. ==== Mặt đất ==== Có 3 loại xe được chính thức sử dụng trong Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles đó là: Ford Crown Victoria Police Interceptor, Dodge Charger và Chevrolet Tahoe. Sở cũng đang thử nghiệm hai loại là Chevrolet Impala và Chevrolet Caprice PPV 2011 trong đội xe của họ.
sở cảnh sát thành phố los angeles
26
=== Vũ khí === Trước năm 1988, sĩ quan cảnh sát L.A.P.D được trang bị khẩu Smith & Wesson Model 15 còn được gọi là khẩu.38 "Combat Masterpiece". Đây là vũ khí được đặt dành riêng cho Sở. Trong xe tuần tra, còn có khẩu Ithaca Model 37, súng săn cỡ 12, nạp loại đạn chì với 9 viên đạn trong nòng, được để khóa tại thành thép. Để đối phó với tình trạng tội phạm có vũ khí ngày càng tăng, các nhân viên cảnh sát được cấp thêm khẩu Beretta 92FS và khẩu Smith & Wesson Model 5906, loại đạn 9mm bán tự động trong một vài trường hợp. Sau vụ Đấu súng Bắc Hollywood, nhân viên được lựa chọn mang thêm khẩu Smith & Wesson Model 4506 và 4566 với loại đạn.45 ACP. Trong thời gian William Bratton lên làm Cảnh sát trưởng, ông đã cho phép các sĩ quan của mình mang khẩu súng ngắn Glock, các sĩ quan ra trường được cấp khẩu Glock 22 nhưng được phép chọn rất nhiều loại vũ khí khác để phục vụ công tác như sau: Beretta: 92F, 92FS, 92FS-Stainless Steel, 8045 (4" barrel) Smith & Wesson:
sở cảnh sát thành phố los angeles
27
Beretta: 92F, 92FS, 92FS-Stainless Steel, 8045 (4" barrel) Smith & Wesson: 459, 5904, 5903, 659, 5906, 645, 4506, 4566, 4567, 5903 TSW, 5906 TSW, 4569 TSW, và 4566 TSW. Glock: 9mm: Model 34, Model 17, Model 19 .40 caliber: Model 35, Model 22, Model 23
sở cảnh sát thành phố los angeles
28
== Những tranh cãi == Bạo loạn Los Angeles 1992 Vụ bê bối ở Rampart Những vụ dính líu khác như Án mạng ở Wineville Chicken Coop Vụ biểu tình tại MacArthur Park Vụ sát hại O. J. Simpson == Chú thích ==
sở cảnh sát thành phố los angeles
29
== Tham khảo == Bentley, Brian (1997). One Time: The Story of a South Central Los Angeles Police Officer. Los Angeles: Cool Jack Publishing. ISBN 1-890632-00-7. Corwin, Miles (1997). The Killing Season New York: Simon & Schuster ISBN 0-684-80235-X. Corwin, Miles (2003). Homicide Special: A Year With the LAPD's Elite Detective Unit New York: Henry Holt and Co. ISBN 0-8050-6798-1. Domanick, Joe (1994). To Protect and to Serve: The LAPD's Century of War in the City of Dreams New York: Pocket Books. ISBN 0-9727625-5-8. Gates, Daryl F. (1992). Chief: My Life in the LAPD New York: Bantam. ISBN 0-553-56205-3. Sjoquist, Art R. (1984). History of the Los Angeles Police Department Los Angeles: Los Angeles Police Revolver and Athletic Club. Starr, Kevin (2004). bờ biển của Dreams: California on the Edge, 1990–2003 New York: Knopf. Stoker, Charles (1951). Thicker'n Thieves Sutter. Wambaugh, Joseph (1973). The Onion Field Delacorte.
sở cảnh sát thành phố los angeles
30
Starr, Kevin (2004). bờ biển của Dreams: California on the Edge, 1990–2003 New York: Knopf. Stoker, Charles (1951). Thicker'n Thieves Sutter. Wambaugh, Joseph (1973). The Onion Field Delacorte. Webb, Jack (1958). The Badge: The Inside Story of One of America's Great Police Departments New York: Prentice-Hall.
sở cảnh sát thành phố los angeles
31
== Liên kết ngoài == Official website LAPD Online Telephone book with Reporting Districts, ZIP code, basic cars, formatted for mobile phones On the Front Line in the War on Terrorism, City Journal, Summer 2007 LAPD Recruitment LAPD Radio Communications System History
malacca thuộc bồ đào nha
0
Malacca thuộc Bồ Đào Nha là tên gọi lãnh thổ thuộc Malacca với 130 năm (1511–1641) là thuộc địa của Đế quốc Bồ Đào Nha. == Lịch sử == Theo nhà sử gia người Bồ Đào Nha thế kỷ 16, Emanuel Godinho de Eredia. Ngày xưa, vị trí của Malacca có tên gọi xuất phát từ một loại mận anh đào, cây ăn trái mọc dọc một con sông có tên gọi là Airlele (Ayer Leleh). Con sông Airlele được cho là bắt nguồn từ Buquet China (Bukit Cina ngày nay). Eredia trích dẫn rằng, thành phố được thành lập bởi Permicuri (tức là Parameswara), vị vua đầu tiên của Vương quốc Malacca năm 1411.
malacca thuộc bồ đào nha
1
== Chiếm đóng Malacca == Các thông tin về sự giàu có của Malacca thu hút sự chú ý của Manuel I, vua của Bồ Đào Nha và ông đã gửi Đô đốc Diogo Lopes de Sequeira để tìm Malacca, sau đó thiết lập cho một công ty thương mại với người đứng đầu của nó như là người đại diện tại Đông Ấn thuộc Bồ Đào Nha. Người châu Âu đầu tiên đến Malacca và Đông Nam Á, Sequeira thăm Malacca vào năm 1509. Mặc dù lúc đầu ông được đón tiếp bởi Sultan Mahmud Shah. Tuy nhiên, rác rối nhanh chóng đến sau đó. Sự cạnh tranh giữa Hồi giáo và Kitô giáo được thuật lại bởi một nhóm người Hồi giáo từ Goa, sau khi Goa bị chiếm đóng bởi Bồ Đào Nha. Cộng đồng hồi giáo quốc tế thuyết phục Mahmud tin rằng Bồ Đào Nha là một mối đe dọa nghiêm trọng. Mahmud ra lệnh bắt giữ, thủ tiêu một số người Bồ Đào Nha và cố gắng tấn công bốn tàu Bồ Đào Nha, mặc dù bốn tàu này đã trốn thoát được. Kinh nghiệm mà người Bồ Đào Nha đã học được từ Ấn Độ, một cuộc phạt là cách duy nhất để thiết lập cai trị ở Malacca.
malacca thuộc bồ đào nha
2
Vào tháng 4 năm 1511, Afonso de Albuquerque rời cảng Goa đến Malacca với một lực lượng gồm 1,200 người và mười bảy hay mười tám tàu. Các chỉ huy ra một số yêu sách, một trong số đó là được cho phép là xây dựng một pháo đài của Bồ Đào Nha gần nơi giao thương của thành phố. Sultan từ chối tất cả các yêu sách. Xung đột không thể tránh khỏi và sau 40 ngày chiến đấu, Malacca bị đánh bại bởi Bồ Đào Nha vào ngày 24 tháng 08. Một cuộc tranh chấp gay gắt giữa Sultan Mahmud và con trai của ông Sultan Ahmad càng làm suy yếu Malaccan.
malacca thuộc bồ đào nha
3
Sau thất bại của Vương quốc Malacca vào ngày 15 tháng 08 năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm được Malacca. Afonso de Albuquerque đã tìm cách xây dựng một pháo đài kiên cố với dự đoán đủ để chống đỡ các cuộc phản công từ Sultan Mahmud. Một pháo đài được thiết kế và xây dựng bao gồm một ngọn đồi, dọc theo mép bờ biển, ở phía đông nam của cửa sông, trên nền cũ mà trước đây là cung điện của nhà vua. Albuquerque vẫn ở Malacca cho đến tháng 11 năm 1511 và chuẩn bị phòng thủ chống lại bất kỳ phản kháng nào của người Malay. Sultan Mahmud Shah đã buộc phải chạy trốn khỏi Malacca.
malacca thuộc bồ đào nha
5
Như là thuộc địa đầu tiên của người châu Âu theo đạo Thiên chúa thiết lập với mục đích thương mại ở khu vực Đông Nam Á, nó được bao quanh bởi nhiều vương quốc Hồi giáo bản địa mới nổi. Ngoài ra, với sự tác động thù địch ban đầu với chính sách của người Malay địa phương, Malacca thuộc Bồ Đào Nha phải đối mặt với sự thù địch nghiêm trọng. Họ phải hứng chịu trong nhiều năm các trận đánh bắt đầu bởi các Sultan Malay, những người muốn thoát khỏi người Bồ Đào Nha và đòi lại đất đai của họ. Mahmud đã có nhiều nỗ lực để chiếm lại thủ đô. Mahmud nhận thêm được sự hỗ trợ từ các đồng minh của mình là Vương quốc Hồi giáo Demak của người Java và năm 1511 đã đồng ý gửi lực lượng hải quân để hỗ trợ. Được dẫn dắt bởi Pati Unus, Quốc vương Demak, những nỗ lực Malay-Java kết hợp nhưng có kết quả thất bại. Người Bồ Đào Nha chống trả và buộc vua phải chạy trốn để Pahang. Sau đó, vua đi thuyền tới Bintan và thành lập một thủ đô mới. Với nền tảng được củng cố, sultan tăng các lực lượng hỗn hợp Malay và tổ
malacca thuộc bồ đào nha
6
Người Bồ Đào Nha chống trả và buộc vua phải chạy trốn để Pahang. Sau đó, vua đi thuyền tới Bintan và thành lập một thủ đô mới. Với nền tảng được củng cố, sultan tăng các lực lượng hỗn hợp Malay và tổ chức một số cuộc tấn công và phong tỏa đối với vị trí của Bồ Đào Nha. Cuộc tấn công thường xuyên nhắm vào Malacca gây ra những khó khăn nghiêm trọng đối với Bồ Đào Nha. Trong năm 1521, lần thứ hai Demak tiến hành chiến tranh để giúp sultan Malay chiếm lại Malacca. Tuy nhiên, một lần nữa chiến dịch lại thất bại với phí tổn ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của Sultra Demak. Sau này ông được nhớ đến như Hoàng tử Sabrang Lor hay Hoàng tử vượt qua (Biển Java) để đến phương Bắc (bán đảo Mã Lai). Sau các cuộc tấn công đã làm người Bồ Đào Nha tin rằng các lực lượng của sultra đã buộc phải từ bỏ ý định tái chiếm Malacca. Nhiều lần người Bồ Đào Nha đã cố gắng để ngăn chặn các lực lượng Malay. Nhưng sau đó vào năm 1526, Bồ Đào Nha đã dành chiến thắng và tàn phá Bintan. Sultra Malay buộc phải rút về
malacca thuộc bồ đào nha
7
tái chiếm Malacca. Nhiều lần người Bồ Đào Nha đã cố gắng để ngăn chặn các lực lượng Malay. Nhưng sau đó vào năm 1526, Bồ Đào Nha đã dành chiến thắng và tàn phá Bintan. Sultra Malay buộc phải rút về Kampar ở Riau, Sumatra. Nơi ông qua đời hai năm sau đó, ông để lại ngôi vị cho hai con trai: Muzaffar Shah và Alauddin Shah Riayat II.
malacca thuộc bồ đào nha
8
Muzaffar Shah được đưa lên làm vua của người dân ở phía bắc của bán đảo để thành lập Vương quốc hồi giáo Perak. Trong khi con trai khác của Mahmud là Alauddin, kế thừa sự nghiệp của cha mình và thành lập một thủ đô mới ở miền Nam. Quyền bính của Ngài là Vương quốc Hồi giáo Johor, vương quốc kế thừa của Malacca.
malacca thuộc bồ đào nha
9
Một số nỗ lực để loại bỏ ách thống trị Bồ Đào Nha khỏi Malacca đã được thực hiện bởi sultan Johor. Một yêu cầu gửi đến Java vào năm 1550 dẫn đến Nữ hoàng Kalinyamat, quan nhiếp chính của Jepara đã gửi cùng 4,000 binh sĩ trên 40 tàu để đáp ứng yêu cầu của sultan Johor để lấy Malacca. Quân của Jepara sau đó gia nhập lực lượng với liên minh Malay và được quản lý để hợp nhất với khoảng 200 tàu chiến cho cuộc tấn công sắp tới vào Malacca. Lực lượng tấn công từ phía bắc và chiếm được vùng đất rộng lớn của Malacca, nhưng Bồ Đào Nha đã trả đũa và đẩy lùi lực lượng tấn công. Lực lượng liên minh Mã Lai trên các tàu bị đẩy trở ra biển, trong khi lực lượng của Jepara vẫn trên bờ và buộc rút lui sau khi các chỉ huy bị sát hại. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra trên các bờ biển và trên biển kết quả làm hơn 2,000 binh sĩ Jepara bị giết. Một cơn bão mắc kẹt hai tàu Jepara trên bờ biển Malacca và họ đã trở thành nạn nhân cho Bồ Đào Nha. Chỉ ít hơn một nửa trong số lực lượng Jepara có thể rút khỏi Malacca.
malacca thuộc bồ đào nha
10
Trong năm 1567, Hoàng tử Husain Ali I Riayat Syah từ Vương quốc Hồi giáo Aceh đã phát động một cuộc tấn công của hải quân để lật đổ người Bồ Đào Nha từ Malacca, nhưng điều này lại một lần nữa kết thúc trong thất bại. Năm 1574 một cuộc tấn công kết hợp từ Vương quốc Hồi giáo Aceh và Java Jepara cố gắng một lần nữa để giành lại Malacca từ Bồ Đào Nha, nhưng đã kết thúc trong thất bại do sự phối hợp kém. Cạnh tranh từ các cảng khác như Johor làm cho các thương gia châu Á không còn neo ở Malacca nên thành phố bắt suy thoái. Thay vì đạt tham vọng chiếm lĩnh mạng lưới thương mại châu Á, người Bồ Đào Nha thực sự gây nên một mớ hỗn độn. Thay vì một thành lập trung tâm thành phố trao đổi của châu Á giàu có, hay một sự kiểm soát của nhà nước Malay ở eo biển làm cho an toàn hơn trong hàng hải thương mại, Bồ Đào Nha đã làm buôn bán rải rác ở các cảng khác nhau và các cuộc chiến khốc liệt ở eo biển Malacca.
malacca thuộc bồ đào nha
12
Vương quốc Malacca là một chư hầu và đồng minh của Nhà Minh (Trung Quốc). Khi Bồ Đào Nha chinh phục Malacca vào năm 1511, người Trung Quốc đã đáp trả bằng hành động bạo lực chống lại người Bồ Đào Nha. Sau cuộc chinh phục Malacca của Bồ Đào Nha, Trung Quốc đã từ chối thiết lập một đại sứ quán của Bồ Đào Nha. Chính quyền Nhà Minh đã bắt giam và xét xử nhiều phái viên Bồ Đào Nha ở Quảng Châu. Một phái viên Malacca đã thông báo cho Trung Quốc việc Bồ Đào Nha đã chiếm đóng Malacca. Trung Quốc ngay sau đó đã phản ứng và thể hiện thái độ thù địch đối với người Bồ Đào Nha. Phái viên Malacca tiết lộ về sự dối trá của Bồ Đào Nha, cụ thể là che giấu ý định xâm lược bằng cách giả vờ giao thương hàng hóa đơn thuần và sự khó khăn khi trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Malacca đang dưới sự bảo hộ của Trung Quốc và cuộc xâm lược Bồ Đào Nha khiến Trung Quốc tức giận.