corpus_id
stringlengths
13
46
content
stringlengths
57
265k
0024215_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 63. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên Khoản 1, 2, 3: 1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết. 2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau: a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ; b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ. 3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
0024216_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 63. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên Khoản 4, 5: 4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu. 5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động của thuyền viên theo nguyên tắc sau đây: a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn 02 tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó; b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có thể được, chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ; c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ; d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
0024217_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 63. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên Khoản 6: 6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp cho thuyền viên.
0024218_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 64. Nghỉ hằng năm, nghi lễ, tết của thuyền viên Khoản 1, 2, 3: 1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Trường hợp thuyền viên chưa được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù. 2. Số ngày nghỉ hằng năm được tính theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm. 3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không được nghỉ hằng năm.
0024219_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 65. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên Khoản 1, 2, 3: 1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp. 2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định. 3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.
0024220_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 66. Hồi hương thuyền viên Khoản 1, 2: 1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây: a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn; b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương; c) Tàu bị chìm đắm; d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu; đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu; e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. 2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp động lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
0024221_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 66. Hồi hương thuyền viên Khoản 3, 4: 3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm: a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng; b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương; d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kilôgam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương; đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương. 4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
0024222_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 66. Hồi hương thuyền viên Khoản 5, 6, 7, 8, 9: 5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm kể từ ngày hồi hương. 6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương. 7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật. 8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó. 9. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.
0024223_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 67. Thực phẩm và nước uống Khoản 1, 2, 3: 1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên. 2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây: a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống; b) Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống; c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn. 3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
0024224_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 67. Thực phẩm và nước uống Khoản 4: 4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.
0024225_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 68. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên Khoản 1, 2: 1. Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng khi tàu ghé vào. 2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây: a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế; b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào; c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.
0024226_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 68. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên Khoản 3: 3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau: a) Đối với tàu biển có từ một trăm người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày phải bố trí ít nhất một bác sĩ; b) Đối với tàu biển có dưới một trăm người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế. Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, sơ cứu y tế phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.
0024227_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 68. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên Khoản 4, 5: 4. Thuyền trưởng hoặc người có nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo quy định. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho việc chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho thuyền viên. 5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: a) Công bố các cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên; b) Quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển, biểu mẫu báo cáo y tế.
0024228_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 69. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm: điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu cho đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là bệnh mãn tính. 2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị. 3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu. 4. Vận chuyển thi thể hoặc tro cốt của thuyền viên bị tử vong về địa điểm hồi hương.
0024229_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 69. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp Khoản 5, 6: 5. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây: a) Bị thương, bị bệnh xảy ra ngoài thời gian đi tàu; b) Bị thương, bị bệnh do hành vi cố ý của thuyền viên. 6. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.
0024230_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 70. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp Khoản 1, 2, 3: 1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây: a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển; b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế; c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài. 2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
0024231_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 71. Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp Khoản 1: 1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm: a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc công việc có mức độ rủi ro cao hơn; b) Huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên; d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu; đ) Đối với tàu có từ năm thuyền viên trở lên, phải thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban an toàn lao động; e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định; g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn; i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hằng năm.
0024232_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 71. Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp Khoản 2, 3, 4, 5: 2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển. 3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu. 4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra. 5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị của tàu biển có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
0024233_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 72. Đào tạo, huấn luyện thuyền viên Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên theo quy định của Chính phủ. 2. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3. Chủ tàu có quyền và trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực tập trên tàu biển. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
0024234_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 73. Cảng biển Khoản 1, 2: 1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác. 2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
0024235_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 73. Cảng biển Khoản 3, 4: 3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển. 4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
0024236_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 74. Tiêu chí xác định cảng biển Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Có vùng nước nối thông với biển. 2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn. 3. Có lợi thế về giao thông hàng hải. 4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
0024237_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 75. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển Khoản 1, 2: 1. Cảng biển được phân loại như sau: a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
0024238_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 75. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển Khoản 3: 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
0024239_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 76. Chức năng cơ bản của cảng biển Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6: 1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng. 2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách. 3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng. 4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển. 5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. 6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
0024240_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 77. Nguyên tắc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước Khoản 1, 2: Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây: 1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch phát triển, lập dự án đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên quan. 2. Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đó.
0024241_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 77. Nguyên tắc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước Khoản 3, 4: 3. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 4. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
0024242_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 78. Thẩm quyền đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước Khoản 1, 2: 1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên cảng biển và cảng dầu khí ngoài khơi. 2. Người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải quyết định đặt tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.
0024243_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 79. Công bố mở, đóng cảng biển và vùng nước cảng biển Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công bố mở, đóng cảng biển, cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, vùng nước cảng biển, quản lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển.
0024244_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 80. Tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước Khoản 1, 2, 3: 1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh hoặc thiên tai, dịch bệnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. 2. Khi không còn lý do không cho tàu thuyền đến, rời, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định hủy bỏ việc tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. 3. Ngay sau khi quyết định tạm thời không cho phép hoặc hủy bỏ quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải báo cáo ngay Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải; đồng thời, thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
0024245_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 81. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Khoản 1, 2, 3: 1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nhu cầu và nguồn lực; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải. 2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển.
0024246_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Khoản 1: 1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải: a) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt; b) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; c) Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước; quyết định điều chỉnh cụ thể đối với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không trái với chức năng, quy mô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
0024247_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 82. Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Khoản 2: 2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.
0024248_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 83. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của Bộ luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải. 3. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
0024249_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 83. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải Khoản 4: 4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật.
0024250_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 84. Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
0024251_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 85. Quy định chi tiết về cảng biển Khoản 1, 2: 1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển. 2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại cảng biển; đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển; trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
0024252_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 86. Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước Khoản 1, 2, 3, 4, 5: 1. Kết cấu hạ tầng cảng biển đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật. 2. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quyết định việc cho thuê khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển. 4. Bên nhận thuê khai thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Có tư cách pháp nhân; b) Có phương án tổ chức, khai thác hiệu quả, đúng mục đích; c) Có năng lực về tài chính. 5. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và việc sử dụng nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển.
0024253_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 87. Ban quản lý và khai thác cảng Ban quản lý và khai thác cảng do Chính phủ thành lập, được giao vùng đất, vùng nước cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng.
0024254_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng Khoản 1, 2, 3, 4, 5: 1. Xây dựng trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. 2. Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. 3. Đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch được phê duyệt. 4. Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư khu hậu cần sau cảng tại vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. 5. Ban hành các quy chế quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
0024255_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng Khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11: 6. Tổ chức quản lý việc đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hậu cần sau cảng. 7. Tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng, bến cảng biển. 8. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà khai thác tại cảng biển, khu đất hậu cần sau cảng. 9. Kiểm soát, cung cấp trang thiết bị và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của cảng và đi lại của tàu thuyền trong khu vực quản lý. 10. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, logistics và các dịch vụ liên quan khác trong khu vực vùng đất, vùng nước được giao. 11. Bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
0024256_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng Khoản 12, 13: 12. Quyết định mức thu phí dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung phí dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định. Quyết định mức giá dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung giá dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. 13. Nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao.
0024257_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 89. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý và khai thác cảng, khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng Khoản 1, 2, 3: 1. Hội đồng thành viên của Ban quản lý và khai thác cảng bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. 2. Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc của Ban quản lý và khai thác cảng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đó phải có đại diện các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng. 3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng.
0024258_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 90. Phí, lệ phí hàng hải và giá dịch vụ tại cảng biển Khoản 1, 2, 3, 4, 5: 1. Các loại phí, lệ phí và việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. 2. Giá dịch vụ tại cảng biển bao gồm: a) Giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ hoa tiêu; giá sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ lai dắt; b) Giá dịch vụ khác tại cảng biển. 3. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định. 4. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 5. Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai giá dịch vụ tại cảng biển với cơ quan có thẩm quyền và niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.
0024259_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 91. Cảng vụ hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao. 2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải. 3. Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.
0024260_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý. 3. Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
0024261_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9: 4. Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý. 5. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này. 7. Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường. 8. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật. 9. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
0024262_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải Khoản 10, 11: 10. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển. 11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
0024263_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 93. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển Khoản 1, 2: 1. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa, thể thao và du lịch, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng biển theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp hoạt động và chịu sự điều hành trong việc phối hợp hoạt động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. 2. Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng biển được đặt trụ sở làm việc trong cảng. Doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
0024264_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 94. Yêu cầu đối với tàu thuyền đến cảng biển Khoản 1, 2, 3: 1. Tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mục đích sử dụng chỉ được phép đến cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, bảo vệ môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 2. Tàu thuyền chỉ được hoạt động tại cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được công bố đưa vào sử dụng và phù hợp với công năng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó. 3. Trường hợp tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển, phải tiến hành thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển tại Cảng vụ hàng hải quản lý khu vực đó. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm giám sát hoạt động của tàu thuyền bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
0024265_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 95. Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam. 3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây: a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ; b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu; c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản; d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam; đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký; e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
0024266_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 95. Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam Khoản 5: 5. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
0024267_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 96. Thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển Khoản 1, 2, 3: 1. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển. 2. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển. 3. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu thuyền đến hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
0024268_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 97. Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt Khoản 1, 2: 1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác. 2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần.
0024269_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 98. Nguyên tắc tàu thuyền rời cảng biển Khoản 1, 2, 3: 1. Tàu thuyền rời cảng biển sau khi đã hoàn thành thủ tục theo quy định. 2. Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây: a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định; b) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định; c) Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển; d) Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp không cho tàu thuyền rời cảng biển quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho thuyền trưởng và các cơ quan liên quan biết lý do và phải làm thủ tục cho tàu thuyền rời cảng biển ngay khi lý do nêu trên không còn.
0024270_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 99. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền và trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển và tàu thuyền quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
0024271_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 100. Chức năng của cảng cạn Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: 1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container. 2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container. 3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại. 4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container. 6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container. 7. Sửa chữa và bảo dưỡng container.
0024272_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 101. Tiêu chí xác định cảng cạn Khoản 1, 2, 3, 4, 5: 1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt. 2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng. 3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao. 4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan. 5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
0024273_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 102. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông vận tải. 2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn. Công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. 4. Các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
0024274_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 103. Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn Khoản 1, 2, 3: 1. Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật. 3. Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
0024275_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 104. Thẩm quyền công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn Khoản 1, 2, 3: 1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn. 2. Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo quy định của pháp luật. 3. Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
0024276_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 105. Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường Khoản 1, 2: 1. Tàu biển Việt Nam chỉ được sử dụng vào mục đích đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam khi cấu trúc, trang thiết bị, các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, định biên và chuyên môn của thuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn của các báo hiệu hàng hải và chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
0024277_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 105. Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường Khoản 3, 4, 5: 3. Trong luồng hàng hải, tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trên đảo, tại vùng nước có chướng ngại vật, công trình khác trên biển và vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động, phải thiết lập báo hiệu hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. 4. Tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. 5. Tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ chỉ được vào hoạt động trong vùng nước cảng biển, nội thủy và lãnh hải Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
0024278_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 105. Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường Khoản 6: 6. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển và vùng biển Việt Nam phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường.
0024279_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 106. An ninh tàu biển và an ninh cảng biển Khoản 1, 2, 3: 1. Tàu biển chở khách, tàu biển chở hàng từ 500 GT trở lên và giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phải có kế hoạch an ninh tàu biển theo quy định. 2. Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này phải có kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc xây dựng, đánh giá, phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, kế hoạch an ninh cảng biển và kế hoạch an ninh khu nước, vùng nước; quy định việc cấp giấy chứng nhận liên quan đến an ninh tàu biển, an ninh cảng biển.
0024280_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 107. Truyền phát thông tin an ninh hàng hải Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Thông tin an ninh hàng hải là những thông tin về hành vi ngăn cản bất hợp pháp đối với hành trình của tàu biển hoặc nguy cơ đã hoặc có thể xảy ra sự cố an ninh đối với tàu biển. 2. Tàu biển hoạt động trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam khi gặp vấn đề về an ninh hàng hải phải phát tín hiệu an ninh theo quy định. 3. Tàu biển khác khi nhận được thông tin an ninh hàng hải của bất kỳ tàu biển nào hoạt động trên biển có nghĩa vụ truyền phát thông tin cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm của quốc gia đó. 4. Cơ quan tiếp nhận thông tin an ninh hàng hải có trách nhiệm tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày để xử lý thông tin và truyền phát kịp thời thông tin an ninh hàng hải cho các cơ quan liên quan.
0024281_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 107. Truyền phát thông tin an ninh hàng hải Khoản 5: 5. Chính phủ quy định việc công bố, tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải.
0024282_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 108. Bảo đảm an toàn hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Bảo đảm an toàn hàng hải gồm các hoạt động sau đây: a) Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải; b) Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. 2. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm việc quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. 3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm: a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; c) Thông báo hàng hải; d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải; đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải; e) Thông tin điện tử hàng hải; g) Hoa tiêu hàng hải; h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải; k) Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật.
0024283_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 108. Bảo đảm an toàn hàng hải Khoản 4, 5: 4. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trang thiết bị, nguồn tài chính, nhân lực theo quy định của pháp luật. 5. Chính phủ quy định điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức và quản lý công tác bảo đảm an toàn hàng hải.
0024284_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 109. Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam Khoản 1, 2: 1. Tuyến hàng hải là đường đi của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam, được giới hạn bởi các điểm có vị trí, tọa độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, công bố để chỉ dẫn cho tàu thuyền khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam. 2. Việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và điều ước quốc tế khác liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
0024285_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 110. Thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam Khoản 1, 2: 1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện thiết lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. 2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thông báo cho các tổ chức quốc tế về tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
0024286_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 111. Nội dung công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam Khoản 1, 2, 3, 4, 5: 1. Tên tuyến hàng hải. 2. Vị trí, tọa độ và thông số kỹ thuật của tuyến hàng hải. 3. Thông tin liên quan đến phân luồng giao thông. 4. Các chỉ dẫn cho tàu thuyền hoạt động trên tuyến hàng hải. 5. Các thông tin cần thiết khác.
0024287_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 112. Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam Khoản 1, 2: 1. Việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây: a) Phát hành hải đồ hoặc tài liệu bằng giấy hoặc điện tử liên quan phục vụ cho việc đi biển; b) Truyền phát thông báo hàng hải; c) Lập danh bạ tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; d) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải có trách nhiệm: a) Tổ chức phát thông báo hàng hải đối với tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam đã công bố theo quy định; b) Tổ chức lập, phát hành danh bạ các tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
0024288_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 112. Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam Khoản 3: 3. Kinh phí lập và phát hành danh bạ tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
0024289_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 113. Thanh tra, kiểm tra về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường đối với tàu biển Khoản 1, 2: 1. Tàu biển khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thủy và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, các điều kiện về lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường của tàu biển.
0024290_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 113. Thanh tra, kiểm tra về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường đối với tàu biển Khoản 3, 4: 3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển. 4. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải.
0024291_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 114. Tạm giữ tàu biển Khoản 1, 2, 3: Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây: 1. Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra; 2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; 3. Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
0024292_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 115. Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển Khoản 1: 1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 114 của Bộ luật này trong thời hạn không quá 05 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định. Việc điều tra tai nạn hàng hải phải được tiến hành khẩn trương và việc tạm giữ tàu phải chấm dứt ngay sau khi đã thu thập đủ chứng cứ phục vụ việc điều tra.
0024293_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 115. Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển Khoản 2, 3, 4: 2. Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 114 của Bộ luật này. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt ngay sau khi tiền phạt vi phạm hành chính được nộp hoặc được bảo lãnh thanh toán đầy đủ. 3. Thẩm quyền và thời hạn tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 3 Điều 114 của Bộ luật này theo quy định của pháp luật. 4. Người ra quyết định tạm giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm giữ tàu biển không đúng.
0024294_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 116. Thủ tục tạm giữ tàu biển Khoản 1, 2, 3: 1. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 115 của Bộ luật này ra quyết định tạm giữ tàu biển đối với các trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ tàu biển phải được gửi ngay cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển. 2. Khi nhận được quyết định tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, thuyền trưởng và người có liên quan phải thực hiện các yêu cầu tại quyết định tạm giữ tàu biển. 3. Sau khi lý do tạm giữ tàu biển không còn hoặc hết thời hạn tạm giữ tàu biển mà không có quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển và gửi cho thuyền trưởng tàu bị tạm giữ, Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biển.
0024295_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 116. Thủ tục tạm giữ tàu biển Khoản 4, 5: 4. Việc tạm giữ tàu biển phải được lập thành văn bản. 5. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải.
0024296_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 117. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu có quyền khiếu nại quyết định tạm giữ tàu biển. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
0024297_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 118. Kháng nghị hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan. 2. Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
0024298_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 118. Kháng nghị hàng hải Khoản 4, 5, 6: 4. Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. 5. Quy định về kháng nghị hàng hải cũng được áp dụng đối với các loại tàu thuyền khác hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải.
0024299_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 119. Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải Khoản 1, 2: 1. Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo quy định của Bộ luật này có giá trị chứng cứ khi giải quyết tranh chấp có liên quan. 2. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan.
0024300_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 120. Thời hạn trình kháng nghị hàng hải Khoản 1, 2, 3, 4: 1. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên. 2. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó. 3. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng. 4. Nếu không thể trình kháng nghị hàng hải quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì trong kháng nghị hàng hải phải ghi rõ lý do.
0024301_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 121. Trình kháng nghị hàng hải bổ sung Thuyền trưởng có quyền lập kháng nghị hàng hải bổ sung nếu thấy cần thiết và trình cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
0024302_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 122. Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. 2. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết. 3. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
0024303_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 122. Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Khoản 4: 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
0024304_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 123. Tai nạn hàng hải Khoản 1, 2: 1. Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường. 2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
0024305_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 123. Tai nạn hàng hải Khoản 3: 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
0024306_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 124. Bảo vệ công trình hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Bảo vệ công trình hàng hải bao gồm hoạt động bảo đảm an toàn, chất lượng của công trình hàng hải; biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân. 2. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt nước, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải. 3. Ngoài phạm vi bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải, việc xây dựng và mọi hoạt động khác không được gây ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải.
0024307_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 125. Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải Khoản 1, 2, 3: 1. Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố. 2. Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. 3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này; b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải; c) Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải; d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải; đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình; e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải; g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
0024308_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 126. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải Khoản 1: 1. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm: a) Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng; b) Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi; c) Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải; d) Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải; đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.
0024309_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 126. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải Khoản 2, 3: 2. Cơ quan có thẩm quyền khi công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải. 3. Chính phủ quy định chi tiết khoảng cách, phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
0024310_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 127. Giải quyết sự cố trong bảo vệ công trình hàng hải Khoản 1, 2: 1. Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn, chủ đầu tư, người quản lý khai thác công trình hàng hải hoặc người phát hiện có trách nhiệm báo ngay cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực để có biện pháp xử lý kịp thời. 2. Khi nhận được thông tin, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải chỉ đạo chủ đầu tư người quản lý khai thác công trình áp dụng ngay biện pháp cần thiết để bảo vệ công trình hàng hải, giảm thiểu tổn hại xảy ra đối với công trình; đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải để hỗ trợ, áp dụng biện pháp cần thiết ứng cứu, khắc phục sự cố, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn công trình.
0024311_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 127. Giải quyết sự cố trong bảo vệ công trình hàng hải Khoản 3, 4: 3. Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Cảng vụ hàng hải, cơ quan có thẩm quyền; áp dụng các biện pháp ứng cứu, khắc phục sự cố, ngăn chặn hành vi vi phạm theo phương án bảo vệ công trình; thiết lập cảnh báo cần thiết để bảo đảm an toàn xung quanh công trình; kịp thời khắc phục hậu quả để sớm đưa công trình vào khai thác an toàn. 4. Cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương tại khu vực có công trình hàng hải khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc nhận được thông tin về công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn phải khẩn trương phối hợp với Cảng vụ hàng hải tại khu vực, chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình hàng hải để xử lý vi phạm, ứng cứu, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật.
0024312_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 128. Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải Khoản 1, 2: 1. Tàu biển khi đóng mới, cảng biển khi được xây dựng phải có trang thiết bị bảo vệ môi trường theo quy định; có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và hóa chất độc hại. Cảng biển phải có phương án, biện pháp tiếp nhận, xử lý chất thải từ tàu biển theo quy định. 2. Chủ tàu, chủ cảng và tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
0024313_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 129. Bắt giữ tàu biển Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.
0024314_95_2015_QH13
[95_2015_QH13] LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM Điều 130. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển Khoản 1, 2: 1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển. Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. 2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.